Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Từ 26/4 - 1/5: Miễn phí tham quan Đại Nội Huế về đêm

Việt NamViệt Nam24/04/2025

Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí tham quan Đại Nội về đêm và bắn hỏa pháo tại Kỳ đài Huế.

Du khách trải nghiệm trạm check-in tại Đại nội Huế. Ảnh: Mai Trang/TTXVN

Theo đó, du khách sẽ đi vào cửa Hiển Nhơn để tham quan vườn Thiệu Phương và Phủ Nội vụ từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút hằng ngay, liên tục trong 6 đêm từ ngày 26/4 - 1/5. Đây là dịp để người dân và du khách khám phá không gian cung đình lung linh trong ánh đèn, tận hưởng vẻ đẹp của kiến trúc, thiên nhiên vào buổi tối huyền ảo.

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, vườn Thiệu Phương được xem là một trong những Ngự uyển tiêu biểu nhất trong Hoàng cung, được vua Thiệu Trị xếp làm thắng cảnh thứ 2 của đất Thần Kinh.

Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tổ chức Triển lãm cây kiểng, phong lan, đá cảnh rực rỡ và đa dạng từ ba miền; trình diễn và trải nghiệm sản phẩm thủ công làng nghề Huế; khu vực ẩm thực truyền thống...

Ngoài ra, từ ngày 26/4, tại Kỳ đài Huế sẽ có hoạt động trình diễn hiệu ứng hỏa thuật bắn súng thần công vô cùng hấp dẫn vào mỗi tối thứ Bảy hằng tuần, lúc 19 giờ 15 phút.

Lễ hội ánh sáng được tổ chức tại Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương trong lòng Đại nội Huế. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Bên cạnh đó, đến với Cố đô Huế dịp nghỉ lễ này, du khách còn có cơ hội tham quan Triển lãm “Hành trình Gốm Việt” (khai mạc ngày 26/4), một trong những điểm nhấn đặc sắc của Lễ hội mùa Hạ, thuộc khuôn khổ Festival Huế 2025, tại Điện Kiến Trung. Triển lãm giới thiệu đến công chúng gần 200 cổ vật gốm đặc sắc trải dài theo dòng lịch sử, được tuyển chọn từ các bộ sưu tập quý của 49 nhà sưu tầm cổ vật, Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương. Những cổ vật này không chỉ là di sản quý báu mà còn là minh chứng sống động cho tài hoa và tinh thần sáng tạo của người Việt qua các thời kỳ. Nội dung triển lãm tập trung vào các giai đoạn chính gồm: giai đoạn tiền sử; giai đoạn sau Công nguyên - thế kỷ X; dưới thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV); dưới thời Lê Sơ - Mạc (thế kỷ XV - XVII); thế kỷ XVII – XVIII; thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX); giai đoạn hiện nay.

Triển lãm là dịp để làng nghề, bảo tàng, nhà sưu tầm cổ vật, nghệ nhân cùng nhau quảng bá vẻ đẹp của gốm Việt đến đông đảo du khách và cộng đồng yêu văn hóa dân tộc.


Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm