Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Về Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam trải nghiệm văn hóa truyền thống

Từ ngày 1 đến 31-7, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, xã Đoài Phương, thành phố Hà Nội) sẽ diễn ra chuỗi hoạt động tháng 7 với chủ đề “Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”, gồm nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích.

Hà Nội MớiHà Nội Mới01/07/2025

z43946213397656e22e1c9cac342b429ed75d867d1260d-16856182160881175587430.jpg
Không gian văn hoá Chăm của dân tộc Khmer tại Làng Văn hoá, du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: M.H

Các hoạt động được tổ chức nhằm tạo sân chơi bổ ích dịp hè cho trẻ em, với nội dung gần gũi, thân quen, gắn bó mật thiết với đời sống hằng ngày của đồng bào các dân tộc. Đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm với cộng đồng; giới thiệu nét văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tri ân, đền ơn đáp nghĩa; giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tưởng nhớ sự hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước, hướng đến kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).

Hoạt động tháng 7 có sự tham gia của hơn 100 đồng bào thuộc 16 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) đến từ các địa phương như Thái Nguyên, thành phố Hà Nội, Sơn La, thành phố Huế, Gia Lai, Đắk Lắk…

Với chủ đề "Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá", chương trình tháng 7 sẽ giới thiệu nét văn hóa truyền thống thông qua các chủ thể văn hóa đang sinh hoạt thường xuyên tại Làng. Điểm nhấn là không gian văn hóa truyền thống, nơi du khách có thể tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca – dân vũ, nghi thức lễ hội, các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ, trò chơi dân gian…

Tại mỗi “điểm làng” sẽ có các hoạt động trải nghiệm, tương tác. Du khách được nghe kể chuyện, hướng dẫn thao tác và cùng làm các món quà tặng gia đình.

Vào cuối tuần, đồng bào dân tộc Khmer sẽ tổ chức Lễ dâng y tắm mưa, hay còn gọi là Lễ nhập hạ. Đây là nghi thức có từ thời Đức Phật còn tại thế. Trước khi chư tăng nhập hạ an cư 3 tháng mùa mưa, được phép thọ nhận “y tắm mưa” để sử dụng trong thời gian ở hạ. Vào ngày lễ, các gia đình phật tử tập trung tại chùa, dâng cúng chư tăng các vật dụng cần thiết. Lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy lớn được thắp sáng liên tục trong suốt 3 tháng nhập hạ. Các phật tử tại chùa Khmer chuẩn bị đầy đủ vật dụng để dâng tặng chư tăng, cầu mong mùa an cư bình an.

Ngoài ra, Làng còn tổ chức chương trình dân ca, dân vũ “Âm vang nguồn cội” do chính các đồng bào đang sinh hoạt hằng ngày biểu diễn; giới thiệu và truyền dạy nhạc cụ truyền thống của các dân tộc như Ba Na, Xơ Đăng, Tày... Du khách cũng được tham gia các trò chơi dân gian như ô ăn quan, cờ ca-rô, rối tre (trong nhà); cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh (ngoài trời).

Bên cạnh đó, vào dịp cuối tuần còn có chương trình du lịch homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian… góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán đồng bào các dân tộc, tăng cường giao lưu, thu hút du khách đến với Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nguồn: https://hanoimoi.vn/ve-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-trai-nghiem-van-hoa-truyen-thong-707546.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay
Bầu trời sông Hàn 'tuyệt đối điện ảnh'
Hoa hậu Việt Nam 2024 gọi tên Hà Trúc Linh, cô gái Phú Yên
DIFF 2025 - Cú hích bùng nổ cho mùa du lịch hè Đà Nẵng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm