Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bài cuối: Nhà đầu tư khó tiếp cận đất quy hoạch dành cho giáo dục

Trường công lập quá tải, nhưng theo danh sách các dự án tồn đọng, dừng thi công nhiều năm gây lãng phí do Sở Kế hoạch - Đầu tư (nay là Sở Tài chính) lập vào tháng 11/2024, thì riêng các phường, xã thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh trước đây đã có khoảng 50 dự án xây dựng mới, cải tạo mở rộng trường công lập các cấp, trong đó có ít nhất 3 trường THPT rơi vào tình trạng trên. Các trường này đều đã được UBND thành phố chấp thuận đầu tư cách đây 5-7 năm do Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và UBND các quận,

Báo Công an Nhân dânBáo Công an Nhân dân26/07/2025

Cho mở trường cả trên đất ở và đất khác để gỡ vướng?

Nhu cầu về chỗ học cho con, em của người dân TP Hồ Chí Minh luôn rất cao, nhưng trong khi nhiều trường tư thục đang hoạt động phải “xé lẻ” thành nhiều cơ sở nhỏ như một căn nhà, thì các trường có được cơ sở vật chất khá hơn một chút muốn xin cấp phép hoạt động cũng hết sức khó khăn. Trước thực trạng có khoảng chục trường tư thục xin cấp phép thành lập trường nhiều năm nhưng không được xem xét do vướng quy định về đất đai, UBND thành phố đã phải trình Đảng ủy UBND thành phố về chủ trương tháo gỡ khó khăn liên quan đến điều kiện cấp phép thành lập trường tư thục trên địa bàn.

Ngày 10/5 vừa qua, Đảng uỷ TP Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi UBND thành phố thống nhất về chủ trương theo đề nghị của UBND thành phố. Thực hiện chủ trương này, ngày 22/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Thị Diệu Thúy đã có văn bản chỉ đạo Sở GDĐT về gỡ vướng trong cấp phép trường tư thục.

Theo đó, lãnh đạo UBND thành phố giao Sở GĐĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình thẩm định hồ sơ để nghị thành lập trường ngoài công lập khi có các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, đất đai trong việc thành lập các trường thì được xem xét, vận dụng khi giải quyết. Cụ thể là cho phép nhà đầu tư xây dựng mới công trình trường học, cải tạo nâng cấp công trình hiện hữu thành trường học tại vị trí đất có mục đích sử dụng làm nhà ở hoặc mục đích sử dụng đất khác nhưng không thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 121 Luật Đất đai năm 2024 và tạm thời “chưa xây dựng phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Việc gỡ vướng để cấp phép cho các trường tư thục được thực hiện kể từ khi ban hành văn bản đến hết năm nay kèm theo yêu cầu chỉ xem xét, giải quyết những trường hợp được Sở GDĐT hoàn thành thẩm định, trình trước ngày 31/12 sắp tới. Sở GDĐT được giao chủ trì, tham mưu giải quyết đối với từng trường hợp, tùy theo các nội dung vướng mắc để đề xuất giải pháp, hướng tháo gỡ cụ thể đối với từng hồ sơ đề xuất thành lập trường tư thục.

Bài cuối: Nhà đầu tư khó tiếp cận đất quy hoạch dành cho giáo dục -0
Tầng mái của tòa nhà có Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được cơi nới, trổ cửa.

Sau chỉ đạo gỡ vướng này, đại diện một trường xác nhận với chúng tôi đã được cấp phép vào tháng 6 vừa qua. Ngoài ra, theo lịch làm việc của Sở GDĐT, thì ngày 22/7 các phòng chức năng của Sở này sẽ thẩm định về điều kiện cấp phép hoạt động giáo dục cho Trường THPT Hàm Nghi ở địa chỉ số 1242-1242A quốc lộ 1A, phường Bình Tân. Đây là trường tư thục đã dừng hoạt động nhiều năm, gần đây chủ trường đã thực hiện cải tạo lại cơ sở vật chất ở địa chỉ trên để xin hoạt động trở lại.

Thực tế cho thấy, những trường tư thục xin cấp phép hoạt động bị “ách” lại trên cũng chỉ là “nạn nhân”. Bởi nếu “căng” theo quy định, nhiều trường đã được cấp phép thành lập, chuyển địa điểm hoạt động những năm gần đây cơ sở vật chất thậm chí còn xập xệ hơn. Điển hình trong số các trường chuyển địa chỉ về nơi mới là Trường THPT Đào Duy Từ. Ngày 15/8/2023, Phó Chủ tịch UBND thành phố khi đó đã ra quyết định cho phép thành lập trường này trên cơ sở chuyển địa điểm trụ sở từ số 599A Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp (cũ) về số 371A-371B Nguyễn Văn Quá (quận 12 cũ).

Tuy nhiên, trong danh sách 64 trường được Sở GDĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho năm học mới không có tên trường này. Trong danh sách các trường gửi hồ sơ chưa đầy đủ theo văn bản ngày 3/6 của Sở GDĐT, Trường THPT Đào Duy Từ được giao nội dung đề nghị khắc phục là: Rà soát, báo cáo lại điều kiện cơ sở vật chất, đề xuất lại chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025-2026; xây dựng lộ trình giảm quy mô học sinh kể từ năm học tới, đảm bảo định mức diện tích cho mỗi học sinh theo quy định. Có mặt tại đại chỉ mới của Trường THPT Đào Duy Từ, chúng tôi nhận thấy trường chỉ là nhà ở được cải tạo lại.

Rà soát ngay quỹ đất giáo dục tại các dự án bất động sản     

Dù đã cải tạo nhà ở, nhà xưởng, văn phòng thành trường học như vậy, nhưng muốn thấy rõ cơ sở vật chất của hệ thống trường tư thục bậc THPT tại thành phố có đảm bảo hay không chỉ cần nhìn vào con số 64 trường tư thục được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. Sau khi rà soát lại, chỉ có 43 trường được lập Hội đồng tuyển sinh trong đợt 1, có nghĩa 21 trường đã “trượt” về tiêu chí cơ sở vật chất. Thực trạng trên cũng cho thấy, số trường tư thục bậc THPT tiếp cận quỹ đất dành cho giáo dục tại các dự án BĐS là khá ít, chủ yếu từ nguồn đất ở, đất thương mại, sản xuất, thậm chí là cả các thửa đất nông nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu đạt 300 phòng học/10 nghìn người dân trong độ tuổi đi học vào năm nay, tháng 9/2023 Chủ tịch UBND thành phố khi đó đã họp để nghe Sở GDĐT báo cáo tiến độ và giải pháp hoàn thành 4.500 phòng học phục vụ mục tiêu quan trọng trên. Tại cuộc họp này, Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và Sở GDĐT rà soát tổng thể mạng lưới trường học trên địa bàn; tăng thêm quỹ đất dành cho giáo dục bằng nhiều biện pháp như thu hồi các kho bãi, khu đất bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả để ưu tiên xây dựng trường học. Bố trí quỹ đất giáo dục tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học. Đôn đốc các chủ dự án hoàn thành việc đầu tư xây dựng trường học hoặc bàn giao phần đất xây dựng trường học cho địa phương.

Theo danh sách mà chúng tôi nắm được, đến nay còn ít nhất 69 dự án nhà ở, khu dân cư phải dành diện tích quỹ đất để xây dựng trường học các cấp, trong đó dự án có quỹ đất giáo dục lớn nhất lên đến 16.900m2. Kiến nghị với Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh vào ngày 14/7 vừa qua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS thành phố nêu rõ: Trong giai đoạn 2015-2023 Sở Xây dựng thống kê có 86 dự án BĐS, nhà ở thương mại ở khu vực TP Hồ Chí Minh cũ bị ngưng triển khai hoặc chưa triển khai thực hiện, chiếm hơn một nửa trong tổng số 138 dự án đã cấp phép với quy mô sử dụng đất lên tới 964 ha. Hiện thành phố có 220 dự án, gồm 72 dự án do Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chuyển đến và 148 dự án do Hiệp hội BĐS tổng hợp, đề nghị thành phố gỡ vướng. Từ năm 2016 đến 2024, tại thành phố cũng đã có ít nhất 371 dự án BĐS đủ điều kiện được huy động vốn. Do đó chỉ cần một phần trong số dự án phát triển nhà ở nêu trên có quy hoạch diện tích đất dành cho giáo dục, quỹ đất dành cho giáo dục sẽ tăng thêm không ít.   

Đại diện Hiệp hội BĐS còn đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành khẩn trương rà soát, trình Thường trực UBND thành phố, HĐND thành phố xem xét thông qua danh mục 371 khu đất thuộc các phường, xã của TP Hồ Chí Minh cũ đã được doanh nghiệp đăng ký thực hiện dự án thí điểm theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội, với tổng diện tích lên tới hơn 2.000ha. Trên địa bàn khu vực Bình Dương cũ cũng đã có 245 khu đất được các nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án thí điểm với tổng diện tích 1.592ha để phát triển nhà ở. Như vậy, khi các dự án phải dành diện tích đất nhất định để xây dựng trường học, các nhà đầu tư trường tư thục sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận quỹ đất giáo dục. Vấn đề còn lại là quản lý quỹ đất dành cho giáo dục tại các dự án BĐS chặt chẽ đến mức nào phụ thuộc vào cơ quan chức năng và các phường, xã của thành phố.

Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/bai-cuoi-nha-dau-tu-kho-tiep-can-dat-quy-hoach-danh-cho-giao-duc-i776073/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm