Năm 2020, Trường CĐ Kinh tế Công nghệ Hà Nội - trực thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội - UBND Thành phố Hà Nội (địa chỉ số 202 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) triển khai chương trình đào tạo trực tuyến (E-Learning).
Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường CĐ Kinh tế Công nghệ Hà Nội việc báo cáo việc hơn 100 sinh viên bị dừng học không lý do
Đối tượng tuyển sinh là cán bộ, công viên chức đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp THPT trở lên), sinh viên đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.
Hoạt động liên quan tới hình thức đào tạo từ xa, tự học được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Trung tâm Đào tạo trực tuyến Hateco, do bà Nguyễn Thị Bích Vượng, Phó Hiệu trưởng nhà trường (đã nghỉ công tác), trực tiếp phụ trách.
Tuy nhiên, chương trình đào tạo trực tuyến của trường vướng phải nhiều phản ánh tiêu cực liên quan đến công tác tổ chức, quản lý và đào tạo sinh viên.
Một sinh viên của trường cho hay tháng 6-2022, đã đăng ký học thêm lớp CĐ hệ đào tạo từ xa Khóa 12 ngành tiếng Nhật của Trường CĐ Kinh tế Công nghệ Hà Nội.
Tuy nhiên, đầu tháng 11-2024, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một giáo viên hệ đào tạo trực tuyến thông báo nhà trường đang vướng lùm xùm tại các lớp học trực tiếp, nên toàn bộ lớp học trực tuyến buộc phải tạm dừng.
Nữ sinh viên bức xúc vì đã đóng hơn 24 triệu đồng để theo học chương trình đào tạo từ xa của nhà trường, chỉ còn một kỳ nữa là kết thúc chương trình nhưng lại bị dừng học giữa chừng, không được cấp bằng theo đúng cam kết và quy định.
Cùng với sinh viên này, hơn 100 sinh viên đang theo học chương trình này bất ngờ nhận được thông báo tạm ngừng học.
Đến thời điểm này, sau nửa năm, các sinh viên vẫn chưa thể tiếp tục học, đứng trước nguy cơ không được cấp bằng tốt nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi chính đáng.
Theo phản ánh của nhiều sinh viên, toàn bộ học phí đều được chuyển vào tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Bích Vượng.
Một sinh viên khác cho hay trong suốt thời gian học, Trung tâm E-Learning và bà Vượng chỉ liên hệ khi thu học phí, kiểm tra định kỳ và tổ chức học quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó, hầu như không có bất kỳ cập nhật nào về lộ trình học hay hướng dẫn cần thiết.
Trước khi nghỉ việc vào ngày ngày 26-5, trả lời báo chí, ông Nguyễn Đình Tân trên cương vị Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Công nghệ Hà Nội, cho hay, khi tiếp quản nhà trường, ông đã phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng liên quan đến chương trình đào tạo trực tuyến do cô Nguyễn Thị Bích Vượng cùng nhóm cộng sự phụ trách.
Theo ông Tân, vi phạm đầu tiên là về chi phí đào tạo và vấn đề tài chính. Trong quá trình tuyển sinh 2 khóa đào tạo trực tuyến, toàn bộ học phí của sinh viên đều được nộp vào tài khoản cá nhân của bà Vượng, chỉ có một số ít sinh viên chuyển khoản vào tài khoản của nhà trường.
Vi phạm thứ hai liên quan đến chuyên môn. Ông Tân cho biết, toàn bộ phần mềm và học liệu phục vụ chương trình đào tạo từ xa đều do bà Vượng tự chuẩn bị. Nhà trường không được thông báo, cũng không có bất kỳ kiểm duyệt hay đánh giá nào về tính hợp lệ, chất lượng hay sự phù hợp của học liệu với các quy định hiện hành.
Trả lời câu hỏi của sinh viên về những dấu hiệu bất thường trong hệ đào tạo từ xa tại Trường CĐ Kinh tế Công nghệ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Tân cho rằng, trước khi về tiếp quản trường, ông không biết đến sự tồn tại của nhóm sinh viên này.
Hiện ông Đào Đức Nghiệp đã được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng phụ trách. Tuy nhiên ông Nghiệp chưa chính thức nhận công tác và chưa có mặt ở trường, nên tạm thời trường không có đại diện phát ngôn.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT, cho biết đã nắm sự việc và đang yêu cầu trường báo cáo, đồng thời cử bộ phận chuyên môn kiểm tra.
Năm 2020, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội - trực thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội - UBND Thành phố Hà Nội (địa chỉ số 202 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) triển khai chương trình đào tạo trực tuyến (E-Learning).
Đối tượng tuyển sinh là cán bộ, công viên chức đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp THPT trở lên), sinh viên đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.
Hoạt động liên quan tới hình thức đào tạo từ xa, tự học được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Trung tâm Đào tạo trực tuyến Hateco, do bà Nguyễn Thị Bích Vượng - Phó Hiệu trưởng nhà trường (đã nghỉ công tác) - trực tiếp phụ trách.
Tuy nhiên, chương trình đào tạo trực tuyến của trường vướng phải nhiều phản ánh tiêu cực liên quan đến công tác tổ chức, quản lý và đào tạo sinh viên.
Một sinh viên của trường cho hay tháng 6-2022, đã đăng ký học thêm lớp Cao đẳng hệ đào tạo từ xa Khóa 12 ngành tiếng Nhật của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội.
Tuy nhiên, đầu tháng 11-2024, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một giáo viên hệ đào tạo trực tuyến thông báo nhà trường đang vướng lùm xùm tại các lớp học trực tiếp, nên toàn bộ lớp học trực tuyến buộc phải tạm dừng.
Nữ sinh viên bức xúc vì đã đóng hơn 24 triệu đồng để theo học chương trình đào tạo từ xa của nhà trường, chỉ còn một kỳ nữa là kết thúc chương trình nhưng lại bị dừng học giữa chừng, không được cấp bằng theo đúng cam kết và quy định.
Cùng với sinh viên này, hơn 100 sinh viên đang theo học chương trình này bất ngờ nhận được thông báo tạm ngừng học.
Đến thời điểm này, sau nửa năm, các sinh viên vẫn chưa thể tiếp tục học, đứng trước nguy cơ không được cấp bằng tốt nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi chính đáng.
Theo phản ánh của nhiều sinh viên, toàn bộ học phí đều được chuyển vào tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Bích Vượng - người phụ trách chính chương trình E-Learning và hiện đã nghỉ việc.
Một sinh viên khác cho hay trong suốt thời gian học, Trung tâm E-Learning và cô Vượng chỉ liên hệ khi thu học phí, kiểm tra định kỳ và tổ chức học quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó, hầu như không có bất kỳ cập nhật nào về lộ trình học hay hướng dẫn cần thiết.
Trước khi nghỉ việc vào ngày ngày 26-5, trả lời báo chí, ông Nguyễn Đình Tân trên cương vị Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội, cho hay, khi tiếp quản nhà trường, ông đã phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng liên quan đến chương trình đào tạo trực tuyến do cô Nguyễn Thị Bích Vượng cùng nhóm cộng sự phụ trách.
Theo ông Tân, vi phạm đầu tiên là về chi phí đào tạo và vấn đề tài chính. Trong quá trình tuyển sinh 2 khóa đào tạo trực tuyến, toàn bộ học phí của sinh viên đều được nộp vào tài khoản cá nhân của bà Vượng, chỉ có một số ít sinh viên chuyển khoản vào tài khoản của nhà trường.
Vi phạm thứ hai liên quan đến chuyên môn. Ông Tân cho biết, toàn bộ phần mềm và học liệu phục vụ chương trình đào tạo từ xa đều do bà Vượng tự chuẩn bị. Nhà trường không được thông báo, cũng không có bất kỳ kiểm duyệt hay đánh giá nào về tính hợp lệ, chất lượng hay sự phù hợp của học liệu với các quy định hiện hành.
Trả lời câu hỏi của sinh viên về những dấu hiệu bất thường trong hệ đào tạo từ xa tại Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Tân cho rằng, trước khi về tiếp quản trường, ông không biết đến sự tồn tại của nhóm sinh viên này.
Hiện ông Đào Đức Nghiệp đã được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng phụ trách. Tuy nhiên ông Nghiệp chưa chính thức nhận công tác và chưa có mặt ở trường, nên tạm thời trường không có đại diện phát ngôn.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT, cho biết đã nắm sự việc và đang yêu cầu trường báo cáo, đồng thời cử bộ phận chuyên môn kiểm tra.
Nguồn: https://nld.com.vn/bo-gd-dt-len-tieng-viec-hon-100-sinh-vien-bi-dung-hoc-khong-ly-do-196250527193034649.htm
Bình luận (0)