Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bộ Nội vụ lấy ý kiến nhân dân về chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

Hà Nội MớiHà Nội Mới22/04/2025


Dự thảo nêu rõ việc đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 35 Luật BHXH.

Trong đó, về chậm đóng theo khoản 1 Điều 38 Luật BHXH và trốn đóng theo điểm đ, e khoản 1 Điều 39 Luật BHXH: Hằng tháng, Giám đốc cơ quan BHXH quản lý trực tiếp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp xác định đối tượng chậm đóng, trốn đóng; gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày đầu tháng.

Các trường hợp chậm đóng, trốn đóng không bao gồm quy định tại khoản 1 Điều này: Giám đốc cơ quan BHXH gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; nội dung văn bản đôn đốc có những nội dung chủ yếu nêu tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này và nêu căn cứ phát hiện, tiếp nhận thông tin hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Về thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, trước ngày 15 của tháng đầu quý, cơ quan BHXH cấp tỉnh gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng tính đến hết ngày cuối quý, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: BHXH Việt Nam, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh. Trước ngày 15-7 và 15-1 hằng năm, BHXH Việt Nam gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng lần lượt tính đến hết ngày 30-6, 31-12 hằng năm, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp ở Trung ương, Bộ Nội vụ. Cơ quan BHXH báo cáo về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng đột xuất với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Các trường hợp bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm g Điều 39 Luật BHXH được quy định như sau: Không đăng ký tiền lương đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đối với khoản tiền lương để ngoài sổ kế toán. Người sử dụng lao động sử dụng giấy tờ, tài liệu, thông tin không có thật để được tạm dừng đóng BHXH bắt buộc.

Dự thảo cũng quy định cụ thể về số tiền, số ngày chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại khoản 1 Điều 40 Luật BHXH; số tiền, số ngày trốn đóng tại khoản 1 Điều 41 Luật BHXH; xác định hành vi chậm đóng, trốn đóng; tổ chức thu số tiền chậm đóng, trốn đóng và tổ chức thu số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm đóng, trốn đóng.

Khi phát hiện hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng đồng thời các biện pháp xử lý sau: Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng vào quỹ BHXH, quỹ bảo hiểm thất nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Thời gian lấy ý kiến nhân dân từ ngày 18-4 đến 18-6-2025.


Nguồn: https://hanoimoi.vn/bo-noi-vu-lay-y-kien-nhan-dan-ve-cham-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi-bat-buoc-699991.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Về với đại ngàn
Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm