Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đề xuất cơ chế sandbox linh hoạt, bảo đảm tính công bằng giữa các doanh nghiệp

DNVN - Góp ý Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, VCCI đề xuất sửa đổi quy định liên quan đến cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo hướng thiết lập một cơ chế mở linh hoạt hơn, bảo đảm tính công bằng và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Tạp chí Doanh NghiệpTạp chí Doanh Nghiệp28/03/2025

Một số tiêu chí còn khó định lượng
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số (Dự thảo).
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo là cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox). Cơ chế này có thể được coi là một dạng ưu đãi với ngành công nghệ số nhằm tạo điều kiện thử nghiệm mô hình kinh doanh mới trong môi trường pháp lý linh hoạt.
Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có một số ý kiến.
Thứ nhất, về cơ quan tiếp nhận thử nghiệm, Điều 36.4 Dự thảo đang phân chia thẩm quyền của các cơ quan theo phạm vi địa bàn quản lý. Trong đó, UBND tỉnh cấp phép trong phạm vi địa bàn quản lý, Bộ quản lý chuyên ngành cấp phép trong phạm vi lĩnh vực quản lý hoặc vượt qua địa bàn một tỉnh.

VCCI đề nghị thiết lập một cơ chế thử nghiệm mở linh hoạt hơn.
VCCI cho rằng, cách phân chia này có thể không phù hợp với bản chất của sandbox. Cơ chế sandbox được đề cập trong Dự thảo là cơ chế thử nghiệm pháp lý (regulatory sandbox), nghĩa là thử nghiệm xem việc áp đặt cách thức quản lý có phù hợp với mô hình kinh doanh đó hay không, từ đó các cơ quan nhà nước có thể ban hành cơ chế pháp lý áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp.
Thông thường, sau thời gian thử nghiệm, các cơ quan nhà nước sẽ đánh giá lại cơ chế thử nghiệm, tiến hành soạn thảo và ban hành văn bản pháp lý để áp dụng chung.
"Như vậy, các Bộ, ngành – các đơn vị trực tiếp phụ trách vấn đề làm chính sách mới là những người nên trực tiếp quản lý sandbox. Họ có thể xác định cách thức quản lý trong mô hình sandbox và đánh giá được sự phù hợp của cách thức đó. Theo đó, việc trao thẩm quyền cho UBND tỉnh dường như chưa thực sự phù hợp và có thể tạo ra khoảng trống trong thực tế. Sau khi thử nghiệm kết thúc thì cơ quan nhà nước nào sẽ có đảm nhận trách nhiệm ban hành quy định để cho phép mô hình đó đi vào hoạt động chính thức?", VCCI nêu.
Cũng theo VCCI, với 2 cấp phân chia như hiện nay doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của mình. Trong nhiều trường hợp, các ranh giới phân chia này có thể không rõ ràng hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Do đó, VCCI đề nghị sửa đổi quy định theo hướng thiết lập một cơ chế mở linh hoạt hơn. Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ đóng vai trò như cơ quan đầu mối một cửa. Sau khi nhận được tài liệu từ doanh nghiệp, Bộ sẽ làm đầu mối làm việc với các bộ, ngành, địa phương để cấp phép cho doanh nghiệp. UBND tỉnh, Bộ, ngành vẫn có thẩm quyền cấp phép (doanh nghiệp được phép nộp xin cấp phép theo thẩm quyền).
Thứ hai, tiêu chí tham gia vào cơ chế thử nghiệm. Điều 36.3 Dự thảo quy định các tiêu chí để doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm như mô hình có tính đổi mới, rủi ro thấp, có khả năng mở rộng… Tuy nhiên, một số tiêu chí còn mơ hồ và khó định lượng, gây khó khăn trong xét duyệt hồ sơ.
Với tiêu chí có rủi ro thấp: về bản chất, cơ quan quản lý chưa có hiểu biết về mô hình kinh doanh, chưa xác định cụ thể được các rủi ro, nguy cơ nên mới cần thử nghiệm để có thể hình dung các vấn đề – trong một không gian nhỏ để kiểm soát để tránh rủi ro có thể lan rộng. Yêu cầu sản phẩm, dịch vụ phải có rủi ro thấp mới vào được sandbox sẽ đi ngược lại bản chất thử nghiệm của sandbox...
Với tiêu chí tính đổi mới, có giá trị mới cũng có thể gây vướng trong thực tế. Thực tế, có thể các doanh nghiệp đã triển khai mô hình trên thực tế, nhưng phải vận dụng các quy định pháp luật chung. Đây chỉ là giải pháp tình thế đến khi có cơ chế pháp lý chuẩn, và doanh nghiệp vẫn rất mong ngóng được tham gia vào cơ chế thử nghiệm. Nếu yêu cầu tiêu chí này thì có thể rất nhiều mô hình kinh doanh có triển vọng, đã phát triển tốt trên thị trường lại không được hưởng lợi ích từ cơ chế này.
Cẩn bảo đảm tính công bằng
Thứ ba, cơ chế sandbox cần bảo đảm tính công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Cơ chế sandbox, về một mặt nào đó, có thể coi như một quyền lợi của các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia. Do đó, sẽ luôn có nhiều hơn một doanh nghiệp muốn tham gia vào cơ chế này. Do nguồn lực hạn chế, cơ quan quản lý không thể nhận tất cả doanh nghiệp cho một mô hình kinh doanh.
Hiện Dự thảo chỉ thiết kế cơ chế cấp phép theo từng dự án riêng lẻ mà không có cơ chế điều phối chung. Khi đó, quy định này có thể hoặc là có quá nhiều sandbox cho cùng một mô hình kinh doanh, mà thậm chí giống nhau, không bổ trợ nhau; hoặc việc cấp phép bị ngừng trệ vì các cơ quan tiếp nhận hồ sơ lại chờ nhau. Ở phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng có thể lo lắng khi đối thủ lại được cấp phép thử nghiệm trước mình, tạo lợi thế để chiếm lĩnh thị trường.
Để bảo đảm tính minh bạch và công bằng, VCCI đề nghị áp dụng song song hai cơ chế xét duyệt: cơ chế xét duyệt chung và cơ chế xét duyệt với từng dự án.
Nguyệt Minh

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/de-xuat-co-che-sandbox-linh-hoat-bao-dam-tinh-cong-bang-giua-cac-doanh-nghiep/20250328085043942


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm