Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Di sản kiến trúc quân sự độc nhất Đông Nam Á

Thành Nhà Hồ - di sản thế giới tại Thanh Hóa - được các học giả quốc tế đánh giá là kiệt tác kiến trúc quân sự độc đáo, thể hiện trình độ kỹ thuật và quy hoạch vượt bậc của Việt Nam thời Trần - Hồ.

Báo Lào CaiBáo Lào Cai30/04/2025

Cổng thành phía Nam Thành nhà Hồ với ba vòm đá lớn, bao quanh là cánh đồng lúa xanh mướt, tạo nên khung cảnh hùng vĩ và thanh bình. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cung cấp
Cổng thành phía Nam Thành nhà Hồ với ba vòm đá lớn, bao quanh là cánh đồng lúa xanh mướt, tạo nên khung cảnh hùng vĩ và thanh bình. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cung cấp

Dấu ấn đầu tiên từ giới học giả Pháp

Ngay từ năm 1918, hai công trình La province de Thanh Hoa (Breton) và Le Thanh Hoa (Ch. Robinquin) đã đề cập đến thành Tây Đô - tên gọi khác của Thành nhà Hồ - trong bối cảnh khảo sát hành chính tỉnh Thanh Hóa.

Tuy nội dung vẫn thiên về mục đích cai trị thuộc địa, nhưng đây được coi là những tài liệu đầu tiên của phương Tây ghi nhận giá trị của tòa thành cổ.

Năm 1922, học giả H. Le Breton công bố cuốn Thanh Hoa Pittoresque, lần đầu tiên mô tả cụ thể quy mô, kiến trúc và kỹ thuật xây dựng của Thành nhà Hồ.

Ông gọi đây là “di tích kiến trúc quân sự đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam còn tồn tại ở Đông Dương”, với hệ thống thành lũy đất dài khoảng 20km, cung điện, đền đài và các công trình quy mô lớn được thi công từ các khối đá vôi hoa văn tinh xảo.

Louis Bezacier: “Kiệt tác kiến trúc Đông Nam Á”

Giữa thế kỷ XX, chuyên gia kiến trúc Louis Bezacier (Pháp) tiếp tục bổ sung giá trị cho Thành Nhà Hồ trong công trình L’art Vietnamien. Ông khẳng định:

“Thành nhà Hồ là mẫu mực độc nhất về những khối đá vôi lớn được ghè đẽo ghép rất tài tình.”

Thành nhà Hồ là điểm nhấn trong các công trình nghiên cứu của học giả quốc tế suốt hơn một thế kỷ qua. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cung cấp
Thành nhà Hồ là điểm nhấn trong các công trình nghiên cứu của học giả quốc tế suốt hơn một thế kỷ qua. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cung cấp

Bezacier cho rằng, đây là công trình kiến trúc quân sự mang đẳng cấp khu vực Đông Nam Á, có vai trò chính trị quan trọng cuối thế kỷ XIV đầu XV.

Các trục thành, nền móng cung điện và chi tiết trang trí như lan can hình rồng, hoa văn bốn cánh… được ông mô tả là “ấn tượng”, “chính xác”, “mang đậm dấu ấn nghệ thuật Đại La”.

Nhật Bản: Tiếp cận bằng phương pháp khoa học hiện đại

Đầu thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu Nhật Bản tiếp cận Thành nhà Hồ với những phương pháp hiện đại.

Năm 2002, chương trình hợp tác giữa Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản), Đại học KHXH&NV Hà Nội và Bảo tàng Thanh Hóa đã tiến hành khảo sát, phân tích thành phần đá xây dựng tòa thành.

Giáo sư Kikuchi (ĐH Nữ Chiêu Hòa) nhận định:

“Thành nhà Hồ là kết tinh tài nghệ xây thành và biểu tượng đỉnh cao của quy hoạch thành thị Việt Nam thế kỷ XIV - XV.”

Ông đánh giá cao sự hòa hợp giữa kiến trúc, quy hoạch và kỹ thuật thi công - cho thấy trình độ phát triển rất cao của nền kiến trúc Việt Nam thời trung đại.

Góp phần lan tỏa giá trị di sản ra thế giới

Các công trình nghiên cứu của học giả quốc tế - từ góc nhìn khoa học, khách quan - đã góp phần khẳng định vị thế của Thành nhà Hồ như một di sản mang tầm vóc khu vực, giúp quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Với những giá trị nổi bật và độc đáo, giàu giá trị văn hóa - lịch sử và kiến trúc, Thành nhà Hồ từ rất sớm đã thu hút sự chú ý không chỉ của học giả trong nước, mà còn có nhiều học giả nước ngoài quan tâm, nghiên cứu với nhiều bài viết, công trình có giá trị. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cung cấp
Với những giá trị nổi bật và độc đáo, giàu giá trị văn hóa - lịch sử và kiến trúc, Thành nhà Hồ từ rất sớm đã thu hút sự chú ý không chỉ của học giả trong nước, mà còn có nhiều học giả nước ngoài quan tâm, nghiên cứu với nhiều bài viết, công trình có giá trị. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cung cấp

Việc bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị của di sản này không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành văn hóa mà còn là trách nhiệm chung của cộng đồng.

Thành nhà Hồ không chỉ là biểu tượng của xứ Thanh mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc trên bản đồ văn hóa thế giới.

Theo baovanhoa.vn

Nguồn: https://baolaocai.vn/di-san-kien-truc-quan-su-doc-nhat-dong-nam-a-post401063.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc các phi đội trực thăng cất cánh
TPHCM rộn ràng chuẩn bị cho "ngày hội thống nhất non sông"
TPHCM sau ngày thống nhất đất nước
Màn trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TP Hồ Chí Minh

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm