Hội vật cầu làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), gắn với huyền tích về Thái tử Linh Lang, con trai thứ tư của Vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, ông thường tổ chức hội vật cầu để quân sĩ vui chơi dịp Tết đến, Xuân về và rèn luyện sức khỏe. Theo thông lệ đầu xuân năm mới, cứ đến mùng 5 và 6 Tết hằng năm, trai tráng trong làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) lại hào hứng trổ tài với lễ hội vật cầu cổ truyền tại đình làng.
Vật cầu là môn thể thao rèn luyện không chỉ cả thể lực mà còn cả trí lực, đòi hỏi người thi đấu mưu trí, nhanh nhẹn, có tư duy phán đoán nhanh nhậy, sự phối hợp với các thành viên trong của đội mình thật tốt để đưa quả cầu về hố đạt đủ số điểm do Ban tổ chức quy định
Trong trận cầu nhiều pha đấu kịch tính khiến quả cầu cỗ nặng 25 kg được đẩy lên cao trong sự hò reo phấn khích của khán giả. Để đưa được cầu gỗ về lỗ cầu của đội mình không hề dễ dàng trước sự cản phá của đội bạn.
Những pha đấu giành giật quyết liệt thu hút khán giả bên cầu gôn một đội.
Các thành viên tham dự hội vật cầu chủ yếu là trai làng Thúy Lĩnh, có sức khỏe, có tinh thần thi đấu thể thao thượng võ
Sự giằng co quyết liệt quả cầu nặng tới 25 kg để đưa về hố của đội mình, tạo lên sức hấp dẫn đặc biệt trong hội vật cầu Thúy Lĩnh.
Một cầu thủ đưa được trái cầu về lỗ của đội mình trong sự hò reo cổ vũ của khán giả.
Theo tục lệ, đội chiến thắng trong trận cầu không chỉ được tôn vinh mà còn được người làng chúc phúc cho cả năm được may mắn và hạnh phúc.
Giải thưởng hội vật chỉ là những món quà nhỏ mang ý nghĩa vui nhộn ngày xuân, nhưng trên hết đó là sự kế thừa truyền thống cha ông, khích lệ tinh thần thượng võ dân tộc, đồng thời lưu giữ một nét độc đáo trong bức tranh văn hóa đa sắc màu đất Thăng Long – Hà Nội.Vietnam.vn
Bình luận (0)