Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lâm Đồng và mục tiêu thủ phủ nhôm quốc gia

Ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm Lâm Đồng đang mở ra nhiều triển vọng bứt phá mạnh mẽ, hướng tới trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng01/07/2025

Trữ lượng khổng lồ

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy, Lâm Đồng đang sở hữu trữ lượng bô xít lớn nhất của cả nước.

Đắk Nông và Lâm Đồng hiện nay đều có thế mạnh về công nghiệp bô xít
Lâm Đồng hiện có thế mạnh lớn về trữ lượng bô xít (ĐĂNG BÁO IN)

Trong đó, tại Đắk Nông (cũ) hiện có 29 mỏ quặng bô xít, với trữ lượng đạt gần 1,8 triệu tấn nguyên khai. Lâm Đồng (cũ) sở hữu 22 mỏ quặng, với trữ lượng khoảng 675 triệu tấn.

Những mắt xích đầu tiên trong hành trình sản xuất nhôm tại Việt Nam được kể đến đó là chuỗi đầu tư các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) thời gian qua.

Cụ thể, TKV hiện đang vận hành ổn định hai tổ hợp alumin Tân Rai và Nhân Cơ. Mỗi tổ hợp có công suất 650.000 tấn alumin/năm. Đặc biệt, mới đây, TKV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển tổng thể ngành bô xít – alumin – nhôm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai tại Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ USD.

z6436165471442_34dce4c30f7d1f581db33619c0e6952f.jpg
Nhà máy Alumin Nhân Cơ sẽ nâng công suất lên 2 triệu tấn/năm (ĐĂNG BÁO IN)

Nổi bật là kế hoạch mở rộng Tổ hợp alumin Nhân Cơ lên ​​2 triệu tấn/năm; xây dựng tổ hợp bô xít - alumin - nhôm Đắk Nông 2 mới có công suất 2 triệu tấn alumin/năm và 500.000 tấn nhôm/năm.

Cùng với đó, TKV còn có kế hoạch đầu tư mở rộng Tổ hợp bô xít - nhôm Tân Rai từ công suất 650.000 tấn lên 2 triệu tấn alumin/năm và đầu tư mới Nhà máy điện phân nhôm Lâm Đồng với công suất 500.000 tấn nhôm thỏi/năm.

Đây được xem là những điều kiện quan trọng nhất để hình thành các ngành công nghiệp khai thác, chế biến alumin và điện phân nhôm tại chỗ, thay vì chỉ dừng lại ở xuất khẩu như hiện nay.

z6529489300213_85cf19c67bb4313b1c1879fffe03781d.jpg
Nhà máy Alumin Tân Rai có công suất 650.000 tấn/năm

Phó Tổng Giám đốc TKV Nguyễn Tiến Mạnh cho hay, Tập đoàn hiện đang tích cực chuẩn bị các nguồn lực quan trọng cho việc triển khai các dự án tại Lâm Đồng.

Trong đó, về vốn đầu tư, TKV đã báo cáo chủ sở hữu cho phép tăng vốn điều lệ đến hết năm 2025 từ 35.000 tỷ đồng lên 42.000 tỷ đồng. Đồng thời, đã làm việc với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước chuẩn bị nguồn vốn, bảo đảm đủ thu xếp vốn triển khai các dự án.

DJI_0888 (1)
TKV đang chuẩn bị các nguồn lực cho việc triển khai các dự án tại Lâm Đồng

Về đầu ra, đơn vị hiện đang có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà sử dụng alumin, nhôm và các công ty thương mại quốc tế lớn, đang giữ vai trò quan trọng trong thị trường xuất nhập khẩu alumin, nhôm như: Nhật Bản, UAE, Ấn Độ… Đây là những thị trường giúp tiêu thụ hoàn toàn khối lượng alumin, nhôm trong thời gian tới.

Về nguồn điện cũng được TKV chuẩn bị kỹ lưỡng, đáp ứng đủ cho sản xuất 1 triệu tấn nhôm/năm. Nguồn lực này sẽ góp phần quan trọng cho việc huy động các dự án điện phân nhôm sau này.

z6436165450386_8827759e5d92395151ff10a2533e6f9e.jpg
Tổ hợp dự án bô xít Nhân Cơ của TKV là một trong những mắt xích đầu tiên trong hành trình sản xuất nhôm tại Việt Nam

Phó Tổng Giám đốc TKV Nguyễn Tiến Mạnh nhận định: “Việc hợp nhất tỉnh đã giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong quy hoạch tổng thể, huy động nguồn lực, kết nối hạ tầng và giải quyết các điểm nghẽn chính sách trước đây. Bước ngoặt này sẽ giúp ngành nhôm Việt Nam không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mà còn vươn ra toàn cầu”.

Tối ưu chuỗi giá trị nhôm

Hợp nhất không chỉ mang lại quy mô địa lý lớn hơn, mà còn tạo ra một “siêu vùng công nghiệp” với đầy đủ điều kiện phát triển chuỗi giá trị khép kín, từ khai thác bô xít, chế biến alumin đến điện phân nhôm và xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh.

z6463408970037_7ed3fd99607ef8418a961c5326a51d45.jpg
Lâm Đồng sẽ trở thành siêu vùng công nghiệp với đầy đủ điều kiện phát triển chuỗi giá trị bô xít- alumin- nhôm khép kín

Thực tế hiện nay, sản phẩm alumin đang chủ yếu xuất khẩu thô sang các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Việc phát triển công nghiệp luyện nhôm trong nước sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô như hiện nay.

“Chúng ta đã đi được hơn 90% hành trình. Khi ra được sản phẩm cuối cùng, giá trị bô xít sẽ tăng thêm nhiều lần”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh tại buổi làm việc mới đây tại tỉnh Đắk Nông (cũ).

z6530260783869_9653bc35bc11910f27aaeb537be1a8c7.jpg
Đóng gói sản phẩm alumin tại Nhà máy Alumin Tân Rai

Hiện nay, công tác kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp bô xít – alumin – nhôm đang được tích cực thực hiện với nhiều dự án quy mô hàng tỷ USD. Ngoài Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, các doanh nghiệp lớn như: Việt Phương, Hóa chất Đức Giang, Đông Bắc, Trường Hải, cũng như các nhà đầu tư từ Nhật Bản và Hàn Quốc đang xúc tiến các tổ hợp bô xít – alumin – nhôm tại Lâm Đồng.

Đặc biệt, dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông với công suất 450.000 tấn/năm đang được hoàn thiện, sẽ tận dụng nguồn alumin tại chỗ từ Nhà máy Alumin Nhân Cơ để sản xuất nhôm kim loại cho các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Sau hợp nhất, Lâm Đồng mới sẽ trở thành trung tâm bô xít – alumin - nhôm lớn nhất cả nước. Ngoài khai thác bô xít, chế biến alumin, các sản phẩm sẽ được xuất khẩu thông qua cảng biển Kê Gà.

z6460084314222_5ac8ffb520410a532e796ecc62ffdab8.jpg
Lâm Đồng sẽ có nhiều cơ hội phát triển hệ sinh thái đào tạo, sản xuất, nghiên cứu khoa học cho ngành công nghiệp nhôm trong tương lai

Lúc này, địa phương tham gia vào gần như toàn bộ chuỗi giá trị của ngành công nghiệp nhôm từ khai khoáng, chế biến alumin, điện phân nhôm và xuất khẩu các sản phẩm liên quan tới quặng bôxít và nhôm.

Bên cạnh công nghiệp, hợp nhất tỉnh còn mở ra cơ hội phát triển hệ sinh thái đào tạo, sản xuất, nghiên cứu khoa học. Lâm Đồng hiện có hệ thống trường nghề, đại học, viện nghiên cứu có thể tham gia đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên và chuyên gia công nghệ cho ngành công nghiệp nhôm trong tương lai.

Với tài nguyên phong phú, chính sách cởi mở, hạ tầng ngày càng hoàn thiện và vị thế mới sau hợp nhất, Lâm Đồng đang sẵn sàng bứt phá để trở thành thủ phủ sản xuất nhôm chiến lược của Việt Nam.

Công tác kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp bô xít – alumin – nhôm đang được tích cực thực hiện. Ngoài TKV, các doanh nghiệp lớn như: Việt Phương, Hóa chất Đức Giang, Đông Bắc, Trường Hải, cũng như các nhà đầu tư từ Nhật Bản và Hàn Quốc đang xúc tiến các tổ hợp bô xít – alumin – nhôm tại Lâm Đồng.

Nguồn: https://baolamdong.vn/lam-dong-va-muc-tieu-thu-phu-nhom-quoc-gia-290735.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay
Bầu trời sông Hàn 'tuyệt đối điện ảnh'
Hoa hậu Việt Nam 2024 gọi tên Hà Trúc Linh, cô gái Phú Yên
DIFF 2025 - Cú hích bùng nổ cho mùa du lịch hè Đà Nẵng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm