Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng về triển khai Chương trình Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, UBND TP Bảo Lộc đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình này và đã đạt được một số kết quả bước đầu.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng23/04/2025


Chị Vũ Thị Hiền - viên chức dân số xã Đại Lào (TP Bảo Lộc) đang truyền thông tư vấn về nâng cao chất lượng dân số cho các bà mẹ trẻ tại trạm y tế xã

Chị Vũ Thị Hiền - viên chức dân số xã Đại Lào (TP Bảo Lộc) đang truyền thông tư vấn về nâng cao chất lượng dân số cho các bà mẹ trẻ tại trạm y tế xã

Mục tiêu chương trình nhằm phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%. Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát sàng lọc trước sinh ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đến năm 2025 đạt 70% và 90% vào năm 2030. Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát sàng lọc sơ sinh ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70% đến năm 2025 và 90% vào năm 2030. Giảm số cặp tảo hôn đến năm 2025 còn 5% và đến năm 2030 còn 3%. Giảm số cặp hôn nhân cận huyết thống, đến năm 2025 còn 2% và đến năm 2030 còn 1%. Đối tượng thụ hưởng của chương trình này là vị thành niên; nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh.

Nhiệm vụ hàng đầu là tuyên truyền, vận động và huy động xã hội tham gia giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tới cộng đồng. Nâng cao chất lượng và mở rộng danh mục dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Thực hiện xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

Giải pháp chuyên môn kỹ thuật là đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất để đảm bảo 100% xã, phường thuộc các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nhiễm chất độc dioxin và vùng có tỷ lệ cao mắc bệnh tan máu bẩm sinh -Thalassemia (trừ những xã đã được đầu tư theo Đề án y tế cơ sở...) được bổ sung trang thiết bị để tư vấn, cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe tổng quát trước khi kết hôn, tầm soát trước sinh và sơ sinh (4 bệnh tật trước sinh và 5 bệnh tật sơ sinh).

Xây dựng và hoàn thiện các quy định về chuyên môn và quản lý dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Xây dựng và triển khai phần mềm thông tin tích hợp với hệ thống thông tin của ngành Y tế - dân số để quản lý dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn (hoàn thiện dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử); tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh từ tỉnh đến cơ sở; bao gồm quản lý đối tượng mắc bệnh và điều trị. Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát của Đề án, bao gồm khu vực tư nhân về dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; theo dõi và quản lý đối tượng; đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ dân số, y tế các cấp về thống kê báo cáo dịch vụ, bao gồm khu vực tư nhân.

Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tới cộng đồng. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội; đặc biệt là kiến thức, tư vấn về dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh và theo dõi, quản lý đối tượng vào nhiệm vụ, hoạt động của các ngành, đơn vị. Đưa nội dung kiến thức, tư vấn về dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ đảm bảo chất lượng cho y tế cơ sở. Cơ chế chính sách và tổ chức thí điểm xã hội hóa cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Hỗ trợ các nhóm đối tượng ưu tiên sử dụng dịch vụ (đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh tật di truyền thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách). Huy động tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

Kết quả, năm 2024 tại Bảo Lộc đã đẩy mạnh các hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh nhất là bệnh, tật và tử vong có liên quan đến các yếu tố di truyền, nâng cao chất lượng dân số được triển khai tại 11 xã, phường. Số trẻ được sàng lọc sơ sinh trong năm có 1.385/2.089 cháu, đạt tỷ lệ 66,3%/65% (đạt 102% so với kế hoạch năm), phát hiện 6 trẻ thiếu men G6PD. Số phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh có 1.809/2.525 người, đạt tỷ lệ 71,6%/60% (đạt 119% so với kế hoạch năm). Tổ chức các hoạt động tư vấn cho vị thành niên, thanh niên; cung cấp thông tin, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn trong năm có 1.118/1.362 cặp nam, nữ được tư vấn trước khi kết hôn, đạt 82,1/80% (đạt 103% so với kế hoạch năm).

Bác sĩ Trần Văn Thi - Trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế Bảo Lộc cho biết: Trong quý I/2025, chương trình đã tổ chức tư vấn, truyền thông 26 buổi với 965 lượt người tham dự, phát thanh qua hệ thống loa, đài 33 lần và tư vấn trực tiếp tại hộ 546 lượt. Số bà mẹ được sàng lọc trước sinh có 381/450 người, chiếm 84,7%/ 60% (đạt 141% so với chỉ tiêu giao). Số trẻ được sàng lọc sơ sinh có 273/463 trẻ, chiếm 59%/70% (đạt 84% so với chỉ tiêu giao), phát hiện 1 trẻ thiếu men G6PD.

 Qua thực tế triển khai chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tại Bảo Lộc có một số khó khăn: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo trong công tác dân số nói chung và chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh nói riêng; sự phối kết hợp giữa các ban, ngành trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số chưa chặt chẽ; đội ngũ cán bộ dân số phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên thiếu thời gian dành cho công tác dân số; một số cộng tác viên dân số thiếu nhiệt tình vì thù lao chi cho họ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kinh phí cho các hoạt động truyền thông còn hạn chế nên chưa tổ chức các hoạt động chuyên môn sâu rộng hơn.

Nguồn: https://baolamdong.vn/xa-hoi/202504/mo-rong-tam-soat-chan-doan-dieu-tri-mot-so-benh-tat-truoc-sinh-va-so-sinh-9506c17/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào
Cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay giữa trời Nam rực nắng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm