ính đến hết năm 2024, 100% số huyện, thị xã trong tỉnh đều đã có sản phẩm OCOP, trong đó, đơn vị ít nhất là 8 sản phẩm, huyện nhiều nhất 45 sản phẩm. Sau khi đạt chuẩn OCOP, các sản phẩm được tham gia hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng giá trị kinh tế. Chính vì thế, chương trình phát triển sản phẩm OCOP đã thu hút dược đông đảo các chủ thể tham gia.
Anh Lê Văn Duy, Cơ sở bánh đa nem Duy Phát, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ngày trước khi sản phẩm đạt OCOP chủ yếu bán trong huyện; từ khi đạt OCOP, sản phẩm có thương hiệu nên đã đi ra các tỉnh thành, phát triển thị trường rất tốt".
Bà Nguyễn Thị Tâm, Cơ sở nem chua Cường Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà mình đạt sản phẩm OCOP 3 sao, nem và giò thì lượng cung cấp cho khách hàng tăng trường 20- 30 % so với bình thường".
Ngay từ năm đầu thực hiện, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chủ động rà soát, đánh giá các sản phẩm có tiềm năng để lựa chọn và hỗ trợ các chủ thể thực hiện. Tổ giúp việc chương trình OCOP cấp tỉnh thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai của các địa phương, để có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời.
Đáng chú ý, bắt đầu từ tháng 3/2023, tỉnh Thanh Hóa cùng cả nước thực hiện phân cấp thẩm quyền đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại Quyết định 148 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động trong quá trình tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương từ huyện đến xã đã vào cuộc tích cực, có các chương trình hỗ trợ kích cầu các chủ thể tích cực tham gia chương trình OCOP, đảm bảo tiến độ đề ra.
Ông Lê Bá Quyết, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hoằng Hóa chúng tôi để có được nhiều sản phẩm OCOP là do tập trung vào sản phẩm thủy sản, trong đó chú trọng là nước mắm, chúng tôi có 2 sản phẩm 5 sao, 2 sản phẩm 4 sao. Những năm tiếp theo chúng tôi duy trì sản phẩm đối với 41 sản phẩm 3 sao để nâng lên 4- 5 sao; tổ chức cho các hộ đi học tập, tham quan học tập để mở rộng thị trường tiêu thụ".
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm 2025, chúng tôi sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng hạng từ 3 lên 4-5 sao cho các sản phẩm. Chúng tôi xác định hỗ trợ các chỉ tiêu, để nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu ản phẩm ra thị trường trong nước, quốc tế".
Chương trình OCOP đã tạo ra một môi trường hoạt động bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể; đồng thời, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo chất lượng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương, chủ thể sản xuất nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 4 - 5 sao để nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm.
Nguồn: truyenhinhthanhhoa.vn/thanh-hoa-hoan-thanh-vuot-ke-hoach-san-pham-ocop-giai-doan-2021-2025-180250215094122882.htm
Bình luận (0)