Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

(QBĐT) - Những năm qua, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đã đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế. Từ nguồn vốn này kết hợp với những lợi thế của địa phương, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Báo Quảng BìnhBáo Quảng Bình21/04/2025

 
Trước đây, gia đình anh Đình Hồng Sơn, ở thôn Kim Sơn, xã Sơn Hóa (Tuyên Hóa) thuộc diện hộ nghèo. Năm 2018, anh Sơn được Hội Nông dân xã Sơn Hóa tín chấp với Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo để phát triển kinh tế. Sẵn có diện tích đất đồi núi khoảng 2ha lâu nay bỏ hoang, vợ chồng anh Sơn quyết định cải tạo lại để trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Được sự động viên của các cấp hội, chính quyền, cùng nguồn vốn vay ưu đãi kết hợp với số tiền dành dụm, anh Sơn đã khoan giếng, mua giống cây ăn quả về trồng, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi.
 
Anh Sơn tâm sự: “Lúc đầu, tôi quyết định trồng thử nghiệm cây cam, bưởi. Sau một thời gian chăm sóc, tôi thấy các loại cây ăn quả này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây. Thấy vậy, tôi đầu tư mua thêm cây giống, phân bón, thuê nhân công khai hoang mở rộng diện tích. Để sản xuất hiệu quả, tôi đã tham gia nhiều lớp tập huấn của Hội Nông dân xã, huyện về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè… Nhờ đó, việc sản xuất của gia đình tôi không những ổn định mà ngày càng phát triển”.
Anh Đinh Hồng Sơn (bên phải) vận dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế.
Anh Đinh Hồng Sơn (bên phải) vận dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế.
Từ 200 cây bưởi, 300 cây cam ban đầu, anh đã mạnh dạn tăng lên 700 cây bưởi (300 cây bưởi Phúc Trạch, 400 cây bưởi da xanh) và 800 cây cam các loại. Với suy nghĩ, trồng cây ăn quả cần có nguồn phân hữu cơ để bón, gia đình anh Sơn quyết định xây dựng chuồng trại, chọn mua con giống để chăn nuôi quy mô. Ban đầu, anh nuôi 3 con bò lai sinh sản và 10 con lợn thịt. Đến nay, tổng đàn bò lai của anh đã phát triển lên 12 con, đàn lợn duy trì khoảng 50-70 con lợn thịt/năm, 3 con lợn nái và hàng trăm con gà thả vườn.
 
Nhờ sử dụng vốn đúng mục đích và phát triển kinh tế đúng hướng, gia đình anh Sơn đã thu nhập hàng năm gần 1 tỷ đồng, lãi ròng 300 triệu đồng/năm. Năm 2021, gia đình anh đã thoát nghèo. Bản thân anh Sơn được các cấp Hội Nông dân đánh giá là người đi đầu trong phong trào làm vườn, làm kinh tế giỏi, là hội viên tiêu biểu của Hội làm vườn huyện Tuyên Hóa.
 
Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, ở thôn Kim Lũ 1, xã Kim Hóa trước đây thuộc diện hộ nghèo. Năm 2016, chị được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo và 25 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển (thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh). Từ nguồn vốn trên, chị Thủy đã đầu tư xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi lợn. Khởi nghiệp, chị mua 10 con lợn giống về nuôi để làm lợn nái sinh sản. Nhờ “mát tay”, lại được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thú ý nên đàn lợn chị phát triển tốt.
 
Đến nay, chị phát triển thành 15 lợn nái sinh sản. Mỗi năm, gia đình chị xuất ra thị trường khoảng 100 con lợn thịt và hàng chục con lợn giống. Từ khi có mô hình chăn nuôi lợn, chị Thủy có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Chị Nguyễn Thị Thủy phát triển mô hình nuôi lợn nhờ nguồn vốn vay ưu đãi.
Chị Nguyễn Thị Thủy phát triển mô hình nuôi lợn nhờ nguồn vốn vay ưu đãi.
Đầu năm 2024, chị Thủy tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng vốn giải quyết việc làm từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện để kinh doanh thức ăn gia súc và bán hàng tạp hóa. Ngoài ra, chị còn trồng gần 5ha cây keo, đến nay đã chuẩn bị thu hoạch. “Nhờ nguồn vốn ưu đãi, tôi mới có tiền đầu tư phát triển kinh tế. Hiện, gia đình tôi đã có vốn tích lũy, xây dựng nhà cửa khang trang, đầu tư cho các con đi học, đi làm ổn định”, chị Nguyễn Thị Thủy tâm sự.
 
Không chỉ gia đình anh Sơn, chị Thủy, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa còn nhiều hộ được vay vốn từ NHCSXH để phát triển kinh tế hiệu quả. Đặc biệt, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích nên đã thoát được nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Đến nay, số hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 893 hộ, chiếm tỷ lệ 3,65%; hộ cận nghèo còn 868 hộ, chiếm tỷ lệ 3,53%…
 
Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa Hồ Hải Dương cho biết: “Xác định nguồn vốn tín dụng CSXH có ý nghĩa quan trọng đối với người dân trong việc đầu tư sản xuất, kinh doanh nên hàng năm, đơn vị phối hợp với các địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn. Đến khi có nguồn vốn phân bổ, chúng tôi hướng dẫn người dân làm thủ tục, hồ sơ vay và tổ chức giải ngân nhanh, kịp thời. Trong quá trình hỗ trợ vốn vay, chúng tôi cũng ưu tiên cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...”.
 
Cùng đó, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa phối hợp với chính quyền địa phương tư vấn giúp bà con đầu tư vào các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, thu nồi nợ đến hạn nhằm đẩy nhanh quay vòng vốn để tạo thêm nhiều cơ hội cho người dân có nhu cầu vay…
 
Từ đầu năm 2025 đến nay, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa đã giải ngân 65,9 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho 1.174 hộ được vay. Trong đó, có 20 hộ nghèo, 28 hộ cận nghèo, 23 hộ mới thoát nghèo…, nâng tổng dư nợ hơn 841 tỷ đồng.
Xuân Vương

Nguồn: https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202504/thoat-ngheo-nho-von-vay-uu-dai-2225765/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm