Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vẽ dáng hình đô thị từ di sản trăm năm

Ngày 17-5, tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp TPHCM tổ chức chương trình giao lưu chủ đề “Di sản Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh – Dáng hình đô thị”. Chương trình nhằm lan tỏa giá trị di sản văn hóa – kiến trúc của đô thị Sài Gòn – TPHCM từ góc nhìn nghiên cứu, xuất bản.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng17/05/2025

Tham dự chương trình có ông Tăng Hữu Phong, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM; bà Đinh Thị Thanh Thủy, Phó Chánh Văn phòng UBND TPHCM, nguyên Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Tổng hợp TPHCM.

Khách mời giao lưu gồm: PGS-TS Trần Thị Mai (giảng viên Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM), nhà báo Nguyễn Hạnh (chủ biên ấn phẩm Di sản Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh) và nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến (tác giả cuốn Kiến trúc Pháp – Đông Dương, dấu tích Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông).

IMG_0332.jpg
Đồng chí Tăng Hữu Phong và ông Trần Đình Ba (trái), Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập NXB Tổng hợp TPHCM, tặng hoa cho các diễn giả

Hai ấn phẩm được giới thiệu tại chương trình góp phần phác họa diện mạo đô thị Sài Gòn – TPHCM từ chiều sâu lịch sử hơn 300 năm, qua lăng kính kiến trúc, cảnh quan và ký ức cộng đồng

Trong đó, tập sách ảnh Di sản Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (song ngữ Việt – Anh, phối hợp cùng Tạp chí Xưa & Nay) tuyển chọn hơn 300 bức ảnh tư liệu quý, khắc họa diện mạo đô thị từ góc nhìn lịch sử, văn hóa, xã hội – bao gồm cả ảnh chụp, ảnh không gian và ký họa.

1000049744.jpg
Hai ấn phẩm cùng gặp nhau ở ý tưởng tái hiện di sản của Sài Gòn - TPHCM qua hàng trăm năm

Ấn phẩm Kiến trúc Pháp – Đông Dương, dấu tích Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước – Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II chủ trương thực hiện, ghi lại quá trình hiện đại hóa đô thị Sài Gòn từ thời kỳ thuộc địa đến giai đoạn phát triển thành một đô thị hiện đại, năng động.

IMG_0342.jpg
Các diễn giả tại chương trình. Từ trái qua: nhà báo Nguyễn Hạnh, PGS-TS Trần Thị Mai và nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến

Tại buổi tọa đàm, PGS-TS Trần Thị Mai nhận định: nét đặc trưng của văn hóa đô thị Sài Gòn – TPHCM thể hiện rõ ở ba yếu tố: tính chất đô thị sông nước – thương mại, sự đa dạng của cộng đồng dân cư, và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. Bà nhấn mạnh, từ không gian sông ngòi đặc trưng đã hình thành nên cách sinh hoạt cộng đồng “trên bến dưới thuyền”, tạo nên mạch sống riêng biệt mà ít đô thị nào có được.

IMG_0350.jpg
Nhiếp ảnh gia Minh Hòa giao lưu cùng các diễn giả

Ngoài ra, Sài Gòn – TPHCM là nơi hội tụ cư dân từ nhiều vùng miền, sắc tộc, dung nạp và hòa quyện các nền văn hóa khác nhau. Và đặc biệt, ngay từ thời kỳ đầu, đô thị này đã được quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa đất nước.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/ve-dang-hinh-do-thi-tu-di-san-tram-nam-post795678.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

10.000 món đồ cổ đưa bạn trở về Sài Gòn xưa
Nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
Khám phá vùng savan ở Vườn quốc gia Núi Chúa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm