Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đồng Hỷ chú trọng phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi ở huyện Đồng Hỷ có sự chuyển đổi mạnh, từ quy mô nhỏ sang mô hình trang trại, sử dụng nhiều con giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hiện vẫn chiếm trên 90%, đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý và phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Báo Thái NguyênBáo Thái Nguyên14/04/2025


Gia đình bà Hoàng Thị Tính (ở xóm Cà Phê, xã Minh Lập, Đồng Hỷ) quan tâm bổ sung dinh dưỡng cho đàn gà, vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc-xin nhằm giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

Gia đình bà Hoàng Thị Tính (ở xóm Cà Phê, xã Minh Lập, Đồng Hỷ) quan tâm bổ sung dinh dưỡng cho đàn gà, vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc-xin nhằm giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

Đồng Hỷ là huyện miền núi với hơn 70% số dân làm nông nghiệp, trong đó chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Toàn huyện hiện có khoảng 6.400 con trâu bò, 52.000 con lợn và 1,8 triệu con gia cầm, 6 trang trại quy mô lớn, 122 trang trại vừa, 208 trang trại nhỏ và hơn 5.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hiện chiếm khoảng 90%.

Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ xen lẫn trong các khu dân cư tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh, khó quản lý kiểm soát dịch bệnh. Cùng với đó, thời tiết thay đổi bất thường, các hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm từ động vật tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nguồn lây bệnh... Chính vì vậy, UBND huyện Đồng Hỷ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh (PCDB) trên đàn vật nuôi.

Trong giai đoạn 2020-2024, huyện Đồng Hỷ đã tổ chức 60 lớp tập huấn cho gần 3.000 lượt người; cấp phát 8.000 tờ rơi PCDB lở mồm long móng (LMLM), dịch tả lợn châu Phi (TLCP), cúm gia cầm; cấp phát trên 14.000 lít hóa chất; 5,9 tấn vôi khử trùng.

Hằng năm, huyện phát động các đợt vệ sinh tiêu độc định kỳ và đột xuất khi có nguy cơ dịch bệnh cao; triển khai 2 đợt tiêm phòng vắc-xin nhằm tạo miễn dịch chủ động đối với đàn vật nuôi; tăng cường giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý kịp thời nếu có dịch bệnh phát sinh. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, trang trại đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp trên, nếu như gia đoạn 2020-2021 có 90% số xã, thị trấn không có dịch TLCP thì trong 4 năm (2021-2024) có 95% số xã, thị trấn không có dịch bệnh lớn trên đàn vật nuôi. Số lượng ổ dịch LMLM và gia súc mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giảm 10-20% so với trung bình cả giai đoạn trước (2016-2020)...

Đến nay, 70% số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn đã đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học, có 25 lượt trang trại đạt tiêu chuẩn VietGAP, góp phần hạn chế sự phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Bà Hoàng Thị Tính, xóm Cà Phê, xã Minh Lập, chia sẻ: Trước đây, tôi chăn nuôi vài trăm con gà nên cũng không quan tâm nhiều đến tiêm vắc-xin, cũng có lúc đàn gà bị bệnh rồi chết. Nhờ tham gia các lớp tập huấn, gia đình tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại sạch sẽ, mở rộng quy mô chăn nuôi lên 6.000-8.000 con/năm. Trong quá trình chăn nuôi tôi luôn quan tâm tiêm phòng vắc-xin cho đàn gà và khử khuẩn chuồng trại mỗi khi vào lứa mới, nên chăn nuôi hiệu quả hơn trước.

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã quan tâm tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã quan tâm tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Ông Ngô Văn Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, cho biết: Đến thời điểm này, huyện đã thực hiện tiêm phòng và khử trùng tiêu độc đợt 1 năm 2025, cấp phát hóa chất (gồm 300 lít từ nguồn ngân sách huyện và 650 lít từ nguồn ngân sách tỉnh) cho các địa phương. Chúng tôi đã phát động tổ chức tháng cao điểm tiêu độc khử trùng và tiêu độc khử trùng sau tiêm phòng đợt 1 năm 2025.

Triển khai tiêm phòng trên đàn vật nuôi đợt 1 năm 2025, huyện đã cấp vắc-xin từ nguồn ngân sách tỉnh với 15.000 liều dịch tả lợn; 14.480 liều tụ huyết trùng lợn; 1.675 liều LMLM; 230.000 liều cúm gia cầm. Đối với các loại vắc-xin không nằm trong danh sách hỗ trợ, Trung tâm đã  triển khai tới các địa phương chỉ đạo tổ thú y cơ sở giám sát việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi tại từng hộ, đến nay đã tiêm được 7.886 liều dại chó (đạt 60,66% kế hoạch tỉnh, huyện giao); 1.143 liều tụ huyết trùng trâu bò (đạt 22,86%)...

Trong bối cảnh dịch bệnh trên vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, việc đảm bảo công PCDB không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yêu cầu thiết yếu để duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo ông Ngô Xuân Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ: Thời gian tới, cùng với việc triển khai hiệu quả công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi, huyện tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Đồng thời khuyến cáo, hướng dẫn người chăn nuôi phun khử trùng, tiêu độc ở những nơi có nguy cơ cao; giữ vệ sinh chuồng trại, bảo đảm dinh dưỡng cho đàn vật nuôi...


Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202504/dong-hy-chu-trong-phong-chong-dich-benh-tren-dan-vat-nuoi-01a0f91/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam
Chủ tịch Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm