Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hơn 10 năm nữa, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất châu Á. Chỉ còn hơn 10 năm nữa, nước ta sẽ bước vào thời kỳ dân số già.

Báo Hải DươngBáo Hải Dương30/03/2025

Các tình nguyện viên trong Câu lạc bộ Liên thế hệ khu Lê Bình họp bàn phương án chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi khó khăn trong cộng đồng
Các tình nguyện viên trong Câu lạc bộ Liên thế hệ khu Lê Bình, thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện (Hải Dương) họp bàn phương án chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi khó khăn trong cộng đồng (ảnh tư liệu minh họa)

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết theo dữ liệu cư dân quốc gia, cả nước hiện có 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm 16% dân số. "Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già ngắn hơn so với các nước khác", Bộ trưởng Lan giải thích, thêm rằng dự báo đến năm 2038, nghĩa là chỉ còn hơn 10 năm nữa, nước ta sẽ bước vào thời kỳ dân số già.

Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng có chỉ số già hóa cao nhất cả nước (tương ứng là 76,8% và 70,6%). Tây Nguyên là nơi có chỉ số già hóa thấp nhất so với các vùng còn lại (37%). TP Hồ Chí Minh là địa phương có chỉ số già hóa dân số dẫn đầu cả nước, với hơn 1,3 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 12,5% dân số. Dự báo đến năm 2030, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên tại TP Hồ Chí Minh là 20% (khoảng 1,8 triệu người).

Già hóa dân số là một trong các thách thức của công tác dân số, tác động đến tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Già hóa dân số cũng làm cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn...

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao nhưng sức khỏe yếu, bình quân 14 năm sống trong bệnh tật. Trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam xếp thứ 5, nữ giới thứ 2, nhưng số năm bệnh tật lại cao. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị suốt đời như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ. Chi phí chăm sóc sức khỏe cho nhóm người này cũng ngày càng tăng, gây áp lực tài chính lên hệ thống bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước.

Để ứng phó với già hóa dân số, ngành y tế nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp, củng cố và hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Cụ thể, hằng năm, ngân sách nhà nước bố trí khoảng 28.000 tỷ đồng để chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế cho các nhóm được hỗ trợ, trong đó có người cao tuổi. Đến nay, 95% người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 1,87 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Bộ Y tế tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người cao tuổi để đánh giá tình hình, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế. Bộ trưởng cho hay trách nhiệm đề xuất nâng mức kinh tế hỗ trợ cho các chi hội người cao tuổi, thuộc Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam. Bộ Y tế sẽ phối hợp xây dựng chính sách phù hợp với người cao tuổi khi có đề nghị từ các đơn vị liên quan.

TB (tổng hợp)

Nguồn: https://baohaiduong.vn/hon-10-nam-nua-viet-nam-se-buoc-vao-thoi-ky-dan-so-gia-408381.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm