Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khi công nghệ số đi vào cuộc sống

Trong xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ đã khẳng định vai trò cốt lõi, làm trợ thủ đắc lực đi sâu vào đời sống của người dân, doanh nghiệp mỗi ngày để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng hiệu quả, hiệu suất công việc.

Báo Đắk LắkBáo Đắk Lắk01/05/2025

Thích ứng với thời cuộc, ngoài 50 tuổi, chị Nguyễn Thị Thơ, phụ trách kinh doanh Công ty TNHH Thương mại cà phê Minh Dũng (thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar) bền bỉ học cách tiếp cận công nghệ để bán hàng. Trên các nền tảng mạng xã hội, chị chăm chỉ đăng các nội dung sáng tạo, video thực tế rang xay, quy trình chế biến cà phê rang củi truyền thống để thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của người tiêu dùng.

Theo chị Thơ, công nghệ không chỉ dành cho người trẻ, nếu chịu khó học hỏi thì “người có tuổi” như chị vẫn làm tốt. Chị vừa làm vừa rút kinh nghiệm thì mỗi ngày cũng sẽ tiến bộ lên. Hiện nay, sản phẩm cà phê rang củi thương hiệu cà phê Thơ Dũng đã tiếp cận khách hàng, bán trên các nền tảng Facebook, Zalo, TikTok, Lazada, Shopee…

Chị Nguyễn Thị Thơ, phụ trách kinh doanh Công ty TNHH Thương mại cà phê Minh Dũng livestream bán hàng trên nền tảng công nghệ.

Bình quân mỗi buổi livestreams, chị Thơ bán được khoảng vài chục đơn hàng sỉ và lẻ. Khách hàng đặt niềm tin vào sản phẩm “hàng thật, người thật” giúp chị bán được nhiều hàng hơn. Không đơn thuần giúp tăng doanh số trong hoạt động thương mại, áp dụng công nghệ số trong kinh doanh còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho chị Thơ. “Quan trọng hơn là giúp tôi thành công bước đầu trong xây dựng được hình ảnh, tạo thương hiệu cà phê rang củi Thơ Dũng và gia tăng uy tín với khách hàng”, chị Thơ cho hay.

Việc quay video clip các công đoạn, quy trình rang xay chính là cách để khách hàng tin tưởng, biết thêm về nguồn gốc, trách nhiệm của người bán đối với sản phẩm và “kể” câu chuyện văn hóa cà phê đằng sau mỗi gu thưởng thức khác nhau ở thủ phủ cà phê. Từ đó, họ có thêm kiến thức và tăng độ tin cậy đối với sản phẩm.

Không chỉ đối với doanh nghiệp, nhiều nông dân ở Đắk Lắk cũng tận dụng sức mạnh của công nghệ để tiếp cận với khoa học kỹ thuật, làm giàu kiến thức cho việc canh tác của mình theo hướng thông minh.

Chăm sóc hơn 2 ha cà phê xen hồ tiêu, mỗi khi cây trồng bị bệnh, anh Nguyễn Văn Hiền (xã Ea Bông, huyện Krông Ana) lại tìm đến “bác sĩ” nhà nông trên… mạng.  Anh cài đặt ứng dụng “2 nông”, app “Nông dân Việt Nam” để theo dõi tiến trình sinh trưởng của cây trồng, tiếp cận với nhà khoa học từ xa nhằm hỏi đáp, tư vấn kiến thức nông nghiệp, tra cứu thông tin về công tác hội và phong trào nông dân.

Anh Hiền chia sẻ, trước đây mỗi khi cây trồng bị bệnh, anh lo lắng không biết hỏi ai, xử lý như thế nào, chỉ biết vội vàng ra cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật mua vài loại về phun. Nhưng nay, việc canh tác thông minh, bài bản hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ. Qua đó, đã giúp anh tối ưu hóa quy trình canh tác, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Anh Hiền còn đang tìm hiểu cách thức để đưa nông sản lên bán tại Chợ nông sản Đắk lắk online tại trang thương mại điện tử chonongsandaklak.vn với mong muốn tìm đầu ra, giá tốt hơn cho nông sản mình làm ra. Tuy nhiên, theo anh Hiền, kiến thức trên môi trường mạng là vô tận, người dùng phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn cài đặt các app, nền tảng số có nội dung uy tín, tin cậy để tiếp cận.

Hỗ trợ nông dân Đắk Lắk cài đặt ứng dụng "2 nông" để canh tác nông nghiệp thông minh.

CĐS được đẩy mạnh, những công nghệ tưởng chừng xa lạ nay đã đến với nông dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp phủ sóng tại nhiều địa phương trong tỉnh. Từ đó đã mang lại nhiều thay đổi lớn.

Phục vụ hoạt động CĐS, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã triển khai đường internet cáp quang đến 100% hộ gia đình. Đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 61.100 cáp quang trục; 100% các xã được phủ sóng di động. Tổng thuê bao điện thoại di động, cố định đạt trên 2 triệu thuê bao; thuê bao internet (cáp quang, di động 4G, 5G) đạt trên 1,7 triệu thuê bao; độ phủ sóng di động trên dân số 100%, số lượng người dân trưởng thành có điện thoại thông minh hơn 1,4 triệu thuê bao; 400.492 hộ gia đình có người có điện thoại thông minh; tỷ lệ hộ gia đình có máy vi tính đạt trên 80%; dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân là 42.100 người; 100% ngân hàng trên địa bàn đã cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng điện tử đến người dân.

Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc.

CĐS là tất yếu, trong đó công nghệ là hành trang để thay đổi, chuyển đổi dần cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các nền tảng số. Đây không chỉ là “đường đi” thuận tiện mà còn là cơ hội, nếu ai nhanh nhạy bắt kịp xu hướng sẽ thành công.

Cuối năm 2024, tỉnh Đắk Lắk có 1.715 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, 42.933 giao dịch trên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 5 toàn quốc; 259.652 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, đạt 43%.

Nguồn: https://baodaklak.vn/kinh-te/202505/khi-cong-nghe-so-di-vao-cuoc-song-8010b1a/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Pháo hoa rợp trời chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
50 năm đất nước thống nhất: Khăn rằn - biểu tượng bất diệt của người Nam bộ
Khoảnh khắc các phi đội trực thăng cất cánh
TPHCM rộn ràng chuẩn bị cho "ngày hội thống nhất non sông"

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm