Dự buổi lễ có thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP các huyện.
Quanh cảnh buổi lễ |
Giám đốc Sở Y tế Tạc Văn Nam - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh phát biểu phát động |
Vấn đề ATTP ngày càng được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm vì ATTP không những ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật lâu dài của người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội chung cả nước cũng như của các địa phương, trong đó có tỉnh Bắc Kạn. Theo tổng hợp của Cục ATTP, trong năm 2024, cả nước có 131 vụ ngộ độc thực phẩm, 4.796 người mắc và 21 người tử vong. So với năm 2023 có xu hướng tăng (tăng 7 vụ và tăng 2.677 người mắc). Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm trên 100.000 dân là 4,7.
Tại tỉnh Bắc Kạn, tình hình ngộ độc thực phẩm có giảm nhưng không bền vững. Vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các doanh nghiệp có đông người lao động, hoặc tại các trường học sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người lao động, học sinh; đồng thời, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, đã có những thông tin không chính xác, có thể bùng phát thành khủng hoảng truyền thông, gây hoang mang dư luận dẫn tới tiềm ẩn mất ổn định chính trị, xã hội và an ninh trật tự.
Tại Lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025, Ban Chỉ đạo tỉnh đề nghị các cấp, các ngành, người đứng đầu doanh nghiệp, hiệu trưởng nhà trường, các bậc phụ huynh, Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn tích cực hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP.
Đề nghị Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, chủ các doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể, hiệu trưởng các nhà trường có tổ chức ăn tập thể, ăn bán trú tăng cường công tác quản lý ATTP; thực hiện nghiêm các yêu cầu về bảo đảm ATTP tại bếp ăn như nguồn gốc xuất xứ, chất lượng nguyên liệu thực phẩm và phụ gia thực phẩm, việc chấp hành vệ sinh, quy trình chế biến, sức khỏe, kiến thức của người tham gia chế biến thức ăn; phấn đấu không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể. Người đứng đầu cơ sở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra vụ ngộ độc tập thể.
Chủ tịch UBND cấp xã, phường nâng cao trách nhiệm quản lý loại hình kinh doanh thức ăn đường phố. Tăng cường kiểm tra, giám sát, yêu cầu ký cam kết chấp hành tốt pháp luật về ATTP đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố; phấn đấu không để xảy ra ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố.
Tăng cường tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; thường xuyên phối hợp giữa các sở, ngành, đặc biệt là giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Y tế, giữa nhà trường và cơ quan y tế cùng cấp để tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP tối thiểu mỗi bếp ăn 1 lần trong năm.
Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là tại các bếp ăn tập thể, trường học. Tiếp tục tổ chức diễn tập xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Sở Y tế phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, các trường học tham mưu cho Ban Chỉ đạo cùng cấp tổ chức diễn tập xử lý vụ ngộ độc thực phẩm phù hợp với quy mô bếp ăn tập thể của đơn vị.
Việc triển khai các hoạt động trong Tháng hành động vì ATTP phải đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, đến các bếp ăn tập thể, từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân.
Chị Lê Thị Hằng, chủ cơ sở Hải sản Lê Hằng (thành phố Bắc Kạn) phát biểu hưởng ứng |
Sau diễn văn khai mạc là phát biểu hưởng ứng của đại diện đơn vị trường học có tổ chức bếp ăn tập thể và đại diện cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
Đoàn viên, thanh niên tham gia diễu hành hưởng ứng “Tháng hành động vì ATTP” |
Sau lễ phát động, đoàn viên, thanh niên đã tham gia diễu hành hưởng ứng “Tháng hành động vì ATTP” trên các tuyến đường tại thành phố Bắc Kạn./.
Nguồn: https://backan.gov.vn/Pages/le-phat-dong-huong-ung-thang-hanh-dong-vi-an-toan--0cf3.aspx
Bình luận (0)