Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phụ nữ dân tộc thiểu số vận dụng mạng xã hội phát triển kinh tế

Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, hiện nay nhiều chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số đã vận dụng các tiện ích mạng xã hội vào phát triển kinh tế, đem lại những hiệu quả tích cực.

Báo Phụ nữ Việt NamBáo Phụ nữ Việt Nam30/04/2025

Tại cơ sở sản xuất Thạch đen ở thôn Tục Ngã, xã Đức Xuân (Thạch An, Cao Bằng), chị Nguyễn Thị Thu Hường và hàng chục công nhân đang tất bật với việc sản xuất Thạch đen và đóng gói hàng gửi cho khách đặt mua qua kênh online ở nhiều tỉnh, thành. Cơ sở này đã đi vào hoạt động được gần chục năm, tạo công ăn việc làm cho hàng chục người lao động, đồng thời mỗi năm tiêu thụ hàng chục tấn nguyên liệu làm Thạch đen ở địa phương.

Để có thể duy trì phát triển cơ sở này, hàng ngày chị Hường thường xuyên phải làm việc cập nhật thông tin trực tuyến, vừa bán hàng online cho khách, vừa tìm kiếm khai thác các thông tin thị trường, thông tin hội chợ, để từ đó đưa hàng hóa của mình đến với khách hàng và các thị trường mới.

Phụ nữ dân tộc thiểu số vận dụng mạng xã hội phát triển kinh tế- Ảnh 1.

Quầy hàng giới thiệu sản phẩm và phân phối qua kênh online của chị Nguyễn Thị Thu Hường

Chị Hường cho biết: "Làm nghề sản xuất sản phẩm Thạch đen thì yêu cầu đặt ra là phải làm hàng chuẩn về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với đó là phải tiếp cận các thông tin thị trường, thông tin khách hàng để có thể đưa sản phẩm ra thị trường. Ngày nào tôi cũng phải cập nhật thông tin lên các nền tảng mạng xã hội, vừa đưa thông tin quảng bá sản phẩm của mình lên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, đồng thời khai thác thông tin liên quan đến thị trường, như các hệ thống siêu thị mới mở, các chương trình hội chợ quảng bá sản phẩm…, để từ đó đưa sản phẩm đến với khách hàng. Nếu như không liên tục cập nhật thông tin thì sẽ rất khó phát triển, do vậy để duy trì sản xuất thì tôi cho rằng việc ứng dụng mạng xã hội để tiêu thụ sản phẩm vẫn là quan trọng nhất".

Để phát triển dịch mô hình dịch vụ du lịch Homestay của gia đình, hàng ngày chị Lý Tả Mẩy dành khá nhiều thời gian vào mạng xã hội, vừa để cập nhật, vừa để đăng tải quảng bá các thông tin dịch vụ du lịch Homestay lên mạng xã hội để thu hút du khách, đây là công việc quen thuộc và khá quan trọng đối với chị.

Phụ nữ dân tộc thiểu số vận dụng mạng xã hội phát triển kinh tế- Ảnh 2.

Khách du lịch quốc tế đến với cơ sở Homestay của gia đình chị Lý Tả Mẩy

Chia sẻ với phóng viên, chị Tả Mẩy cho biết: "Cập nhật thông tin hàng ngày đối với tôi đã trở thành quen thuộc, và nó rất quan trọng đối với công việc mà gia đình tôi đang làm. Tôi phải lên đăng tải thông tin quảng cáo dịch vụ, chào mời khách, liên hệ kết nối với các công ty du lịch lữ hành để kết nối với họ, kéo khách về nhà mình. Nếu không liên tục cập nhật thì cơ sở nhà mình sẽ bị tụt hậu, mất khách ngay".

Tôi cho rằng việc tiếp thu, cập nhật thông tin là rất quan trọng trong môi trường phát triển kinh tế, đối với lĩnh vực du lịch thì lại càng quan trọng hơn nữa. Nếu như mình bị nghèo thông tin, thì coi như mình đã bị thua người ta, không cạnh tranh theo kịp họ, nên không chỉ với gia đình tôi, mà với nhiều gia đình làm du lịch ở Sa Pa cũng đều phải cập nhật thông tin liên tục, từ đó mới bắt nhịp được sự phát triển nhanh, nhạy như hiện nay - chị Tả Mẩy nói.

Hiện nay, với chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, việc vận dụng mạng xã hội đã trở nên quen thuộc, và đóng vai trò quan trọng trong công việc của họ. Bởi mọi tương tác giao dịch quảng cáo, tiếp cận khách hàng đa phần đều thông qua các nền tảng mạng xã hội như facebook, telegram, zalo. Không chỉ với khách trong nước, mà ngay cả khách ở nước ngoài cũng thường xuyên kết nối thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Bà Lý Mẩy Pham, Chủ tịch Hội LHPN xã Tả Phìn, cho biết: "Ngày nay chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số ở địa phương đều khá thông thạo việc sử dụng mạng xã hội, từ đó ứng dụng vào phát triển kinh tế dịch vụ rất thuận lợi. Không chỉ trong phạm vi nội địa, mà ngay cả khách du lịch quốc tế, khi họ muốn tìm hiểu, mua dịch vụ ở địa phương, họ đều có thể trao đổi và đặt dịch vụ qua mạng xã hội, tôi cho rằng, đây là những bước tiến bộ khá quan trọng của chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số trong thời đại 4.0 hiện nay".

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/phu-nu-dan-toc-thieu-so-van-dung-mang-xa-hoi-phat-trien-kinh-te-20250430131415949.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Pháo hoa rợp trời chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
50 năm đất nước thống nhất: Khăn rằn - biểu tượng bất diệt của người Nam bộ
Khoảnh khắc các phi đội trực thăng cất cánh
TPHCM rộn ràng chuẩn bị cho "ngày hội thống nhất non sông"

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm