Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thái Nguyên - Trung tâm tài chính vùng: Vững chân kiến tạo, mở lối phát triển

Nằm ở cửa ngõ khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Thái Nguyên không chỉ là trung tâm công nghiệp, giáo dục mà còn đang vươn lên trở thành hạt nhân tài chính của vùng. Với sự hiện diện của trụ sở các ngành: Thuế, Ngân hàng, Kho bạc khu vực và hàng loạt tổ chức tín dụng, Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn vốn, thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, để khẳng định vững chắc vị thế, Thái Nguyên cần một chiến lược dài hơi nhằm tối ưu hóa tiềm năng và khắc phục những thách thức hiện hữu.

Báo Thái NguyênBáo Thái Nguyên02/05/2025

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 đặt tại Thái Nguyên - địa phương đang trên hành trình khẳng định vị thế trung tâm tài chính vùng.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 đặt tại Thái Nguyên - địa phương đang trên hành trình khẳng định vị thế trung tâm tài chính vùng.

Bức tranh tài chính sôi động

Không thể phủ nhận rằng Thái Nguyên đang hội tụ nhiều yếu tố quan trọng để trở thành một trung tâm tài chính vùng vững mạnh. Nằm trên trục giao thông huyết mạch, kết nối trực tiếp với Hà Nội và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên sở hữu điều kiện giao thông thuận lợi. Đây không chỉ là yếu tố giúp luân chuyển hàng hóa và dòng vốn nhanh chóng mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống tài chính tại Thái Nguyên cũng đang phát triển một cách đồng bộ và đa dạng. Hiện nay, Chi cục Thuế khu vực VII đang đảm nhiệm vai trò quan trọng trong thu ngân sách. Tổng thu ngân sách nhà nước tại Thái Nguyên năm 2024 đạt trên 20.400 tỷ đồng, tăng 26,6% so với Chính phủ giao, tăng 2,5% so với năm trước và đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tài chính tại Thái Nguyên chính là làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp FDI.
Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tài chính tại Thái Nguyên chính là làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp FDI.

Song hành cùng đó, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 đang giám sát một thị trường tài chính sôi động với tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại lên đến 118.476 tỷ đồng, duy trì mức tăng trưởng ổn định trên 10% mỗi năm. Kho bạc Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng khi đảm bảo giải ngân các nguồn vốn đầu tư công với tỷ lệ trên 90% năm 2024, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển hạ tầng.

Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng đang mở rộng nhanh chóng với 32 chi nhánh ngân hàng cấp I, 3 Quỹ tín dụng nhân dân và 1 tổ chức tài chính vi mô. Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Thái Nguyên đang từng bước mở rộng mạng lưới, mang đến đa dạng dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp và cá nhân. Nhờ đó, các hoạt động tín dụng, bảo lãnh thương mại và dịch vụ thanh toán diễn ra sôi động, dòng vốn tín dụng chảy đúng hướng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Dòng vốn dồi dào

Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tài chính tại Thái Nguyên chính là làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện, tỉnh đang là địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Các khu công nghiệp lớn như Yên Bình, Điềm Thụy, Sông Công I & II đã thu hút sự hiện diện của những tập đoàn tầm cỡ như Samsung Electronics, Masan, Flamingo…

Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tài chính tại Thái Nguyên chính là làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp FDI.
Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tài chính tại Thái Nguyên chính là làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp FDI.

Giá trị xuất khẩu từ khu vực FDI đã chạm mốc 28 tỷ USD, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tạo ra nhu cầu lớn đối với các dịch vụ tài chính từ tín dụng doanh nghiệp, bảo lãnh thương mại đến thanh toán quốc tế. Nhờ vậy, các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Thái Nguyên đang có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần và gia tăng doanh thu.

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và đầu tư, Thái Nguyên còn sở hữu tiềm lực ngân sách vững mạnh. Năm 2024, trong tổng thu ngân sách của tỉnh, thu nội địa chiếm 84%, phản ánh sự ổn định và bền vững của nền kinh tế địa phương. Không dừng lại ở đó, tỷ lệ chi đầu tư phát triển lên đến gần 40% tổng chi ngân sách cho thấy chính quyền đang ưu tiên mạnh mẽ việc nâng cấp hạ tầng, mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp và hệ thống giao thông. Đặc biệt, quỹ dự phòng ngân sách đạt gần 1.500 tỷ đồng giúp tỉnh có thể linh hoạt điều phối tài chính, ứng phó kịp thời với các biến động kinh tế.

Phát triển bền vững: Vượt thách thức, tìm giải pháp

Mặc dù có nhiều lợi thế, Thái Nguyên cũng đối mặt với không ít thách thức trên hành trình khẳng định vị thế trung tâm tài chính vùng. Một trong những rào cản lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh - những địa phương cũng đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực tài chính và công nghiệp. Đặc biệt, bài toán thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức khi Hà Nội và các đô thị lớn khác luôn là điểm đến hấp dẫn hơn.

Chi cục Thuế khu vực VII đang đảm nhiệm vai trò quan trọng trong thu ngân sách. Năm 2025, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh phấn đấu đạt trên 23.600 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc.
Chi cục Thuế khu vực VII đang đảm nhiệm vai trò quan trọng trong thu ngân sách. Năm 2025, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh phấn đấu đạt trên 23.600 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

Để vươn xa hơn trên bản đồ tài chính quốc gia, Thái Nguyên cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trước tiên, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường huyết mạch kết nối với Hà Nội và các tỉnh lân cận, là yếu tố then chốt giúp tạo lợi thế cạnh tranh. Song song đó, việc nâng cấp hạ tầng công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động tài chính sẽ giúp nâng cao hiệu quả giao dịch, tăng tính minh bạch và tối ưu hóa quy trình quản lý tài chính.

Cùng với đó, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố cốt lõi, giúp Thái Nguyên xây dựng đội ngũ chuyên gia tài chính có năng lực, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của tỉnh. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này, Thái Nguyên không chỉ trở thành trung tâm tài chính vững mạnh của vùng Trung du miền núi phía Bắc mà còn có thể vươn xa hơn trong tương lai…

Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202505/thai-nguyen-trung-tam-tai-chinh-vung-vung-chan-kien-tao-mo-loi-phat-trien-f9f12b2/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Phi công kể lại giây phút 'bay qua biển cờ đỏ ngày 30-4, tim rung lên vì Tổ quốc'
Tp. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày thống nhất
Trời đất giao hoà, vui cùng non sông
Pháo hoa rợp trời chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm