Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thái Nguyên: Vươn lên bằng tư duy số, hạ tầng số và nhân lực số

Trong bối cảnh cả nước đang tích cực thực hiện chuyển đổi số toàn diện, Thái Nguyên nổi lên là một trong những địa phương tiên phong, có bước chuyển mình mạnh mẽ và rõ nét.

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế03/05/2025

Kết quả thực hiện mục tiêu chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 đánh dấu một hành trình đầy nỗ lực của tỉnh, từ việc nâng cao nhận thức, xây dựng hạ tầng công nghệ đến đào tạo nguồn nhân lực số, tạo nền tảng vững chắc để phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo và ứng dụng AI, trong đó 50% đạt cải thiện hiệu quả công việc
Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo và ứng dụng AI, trong đó 50% đạt cải thiện hiệu quả công việc

Khởi đầu cho sự chuyển mình

Ông Đào Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: Ngay từ năm đầu thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tỉnh Thái Nguyên xác định chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ, mà trước hết là thay đổi về nhận thức. Cùng với đó, Thái Nguyên tập trung mạnh vào đầu tư phát triển hạ tầng số đồng thời, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực số ở cả ba cấp độ: lãnh đạo, cán bộ chuyên trách và người dân.

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã tổ chức trên 1 nghìn lớp tập huấn về chuyển đổi số với gần 300 nghìn lượt người tham gia; các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh đăng trên 1 nghìn tin, bài, ảnh, video mỗi năm tuyên truyền về chuyển đổi số, tạo chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân.

Với hạ tầng số, bên cạnh phát triển mạng lưới Internet cáp quang băng thông rộng, tỉnh quan tâm phát triển mạng lưới viễn thông di động, đặc biệt tới các vùng sâu, vùng xa, vùng “lõm” thông tin. Song song với hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin cũng được quan tâm đầu tư xây.

Theo đó, hệ thống thông tin được triển khai kết nối liên thông từ tỉnh đến xã và với Trung ương cùng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đầu tư, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, giúp giảm thời gian xử lý công việc và tiết kiệm chi phí.

Đến nay, 100% xã có cáp quang, phủ sóng di động 3G/4G; 99,6% xóm, tổ dân phố được phủ sóng di động băng rộng 3G/4G; toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông với 1.830 trạm BTS cung cấp dịch vụ cho gần 1,45 triệu thuê bao, đạt tỷ lệ 110 thuê bao/100 dân. Trong đó, 88% thuê bao có sử dụng dịch vụ 3G/4G.

Tốc độ truy cập mạng băng rộng trên địa bàn tỉnh ở mạng di động băng rộng đạt 56 Mbps, đối với mạng cố định băng rộng đạt 87 Mbps.

Tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh đã tổ chức hơn 200 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng số cho gần 30 nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, tỉnh cũng xây dựng được mạng lưới cộng tác viên chuyển đổi số tại các xóm, tổ dân phố - những “cánh tay nối dài” giúp lan tỏa tri thức số đến từng người dân.

Bước đầu, chương trình “Bình dân học AI”, đã tổ chức lớp tập huấn cho gần 300 đại biểu tham dự đồng thời triển khai hoạt động hiệu quả của hai nhóm "Bình dân học AI" và "Xứ Trà học AI" trên mạng xã hội.

Chuyển đổi số toàn diện

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, từ việc nâng cao nhận thức, xây dựng hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực số đã tạo nền tảng vững chắc cho chuyển đổi số tại Thái Nguyên gặt hái nhiều kết quả nổi bật, tạo chuyển biến toàn diện trên cả ba trụ cột chính.

Vào đầu tháng 4, tỉnh Thái Nguyên là địa phương đầu tiên có gian hàng nông sản chung trên Sàn thương mại điện tử Shopee, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Thái Nguyên tiếp cận hàng triệu khách hàng trong nước, quốc tế.

Bà Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và thương mại, dịch vụ Bản Việt - đơn vị đầu mối giao dịch hàng hóa trên gian hàng nông sản chung của tỉnh, chia sẻ: Gian hàng là nơi quy tụ hàng trăm sản phẩm hàng hóa nông sản tinh hoa, đặc sắc của bà con ở các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao.

Cũng trên lĩnh vực kinh tế số, bên cạnh Shopee, tỉnh Thái Nguyên cũng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trên các nền tảng khác như: TikTok shop, Postmart, Voso và sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.

Hoạt động livestream bán hàng đã góp phần tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản Thái Nguyên.
Hoạt động livestream bán hàng đã góp phần tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản Thái Nguyên.

Năm 2024, tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn đạt 711 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng trong quý 1/2025, tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn ước đạt khoảng 181 nghìn tỷ đồng, tăng trên 5% so với cùng kỳ năm 2024.

Toàn tỉnh cũng đã triển khai chợ 4.0 tại 100% chợ đủ điều kiện; 939/939 doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai áp dụng hóa đơn điện tử...

Trên lĩnh vực chính quyền số, Cổng dịch vụ công quốc gia đánh giá tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 1/63 tỉnh thành cả nước trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử với 88,58/100 điểm. Toàn tỉnh đã ghi nhận gần 536 nghìn tài khoản bảo hiểm xã hội giao dịch điện tử cá nhân được phê duyệt.

Các ứng dụng trong nội bộ cơ quan nhà nước góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động, đổi mới phương thức làm việc của cán bộ, đảng viên và người lao động. Trong đó, hệ thống Quản lý văn bản đi đến và điều hành tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai tại 48 sở, ban, ngành; 8 đơn vị cấp huyện và 100% xã/phường trực thuộc…

Xã hội số tại Thái Nguyên đang hình thành theo hướng toàn diện, gắn với các hoạt động thiết thực trong đời sống như thanh toán không dùng tiền mặt, đăng ký khai sinh, khai tử, cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến.

Toàn tỉnh đã có 100% các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã thực hiện tiếp nhận thông tin bằng căn cước công dân gắn chíp điện tử; 177/177 trạm y tế sử dụng phần mềm quản lý 18 chương trình y tế.

Ngành Giáo dục và đào tạo triển khai gần 6 triệu tiết dạy học trực tuyến; cấp 204 chứng thư số của Ban Cơ yếu chính phủ, gần 8,6 nghìn chứng thư số qua doanh nghiệp viễn thông cho cán bộ, giáo viên, nhân viên…

Với nền tảng vững chắc đã xây dựng, Thái Nguyên đặt mục tiêu đến hết năm 2025, chuyển đổi số thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, số hóa toàn diện dữ liệu ngành, lĩnh vực; phát triển chính quyền số hiệu lực, hiệu quả; đồng thời tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào chuyển đổi số.

Hằng năm, tỉnh Thái Nguyên đều thực hiện đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 (1 chỉ tiêu không đánh giá do chưa có hướng dẫn cụ thể phương pháp tính từ các cơ quan Trung ương).

Nguồn: https://baoquocte.vn/thai-nguyen-vuon-len-bang-tu-duy-so-ha-tang-so-va-nhan-luc-so-313075.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Rừng Tà Kóu tôi đi
Phi công kể lại giây phút 'bay qua biển cờ đỏ ngày 30-4, tim rung lên vì Tổ quốc'
Tp. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày thống nhất
Trời đất giao hoà, vui cùng non sông

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm