Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ăn Tết thống nhất

Từ lâu, Tết thống nhất đã trở thành món ăn tinh thần của cả dân tộc. Đây cũng là thời điểm đặc biệt để các gia đình đoàn tụ, cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc ấm áp và thiêng liêng.

Báo Hải DươngBáo Hải Dương30/04/2025

tet-thong-nhat.jpeg
Trường Mầm non Quyết Thắng, xã Ứng Hoè (Ninh Giang) tổ chức "Mâm cơm thống nhất" cho trẻ sau hoạt động diễu binh, diễu hành

"Món ăn" tinh thần

Hoà chung không khí kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trướng Mầm non Quyết Thắng, xã Ứng Hoè (Ninh Giang) vừa tổ chức hoạt động "Kỷ niệm đại thắng mùa xuân năm 1975" đầy ý nghĩa và trang trọng.

Tại buổi lễ, các em nhỏ cùng các cô giáo đã tái hiện lại thời khắc lịch sử của dân tộc khi vào vai lực lượng vũ trang, dân quân du kích, công nhân, thanh niên hùng dũng tiến vào làm chủ Sài Gòn. Ngay sau đó là cuộc diễu binh, diễu hành phô trương lực lượng của thế hệ trẻ tương lai. Không khí buổi lễ diễn ra hào hùng, trang nghiêm trước sự chứng kiến của đông đảo các đại biểu và các bậc phụ huynh.

Kết thúc chương trình, Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức "Bữa cơm thống nhất - Gắn kết yêu thương" với sự tham gia của hơn 200 trẻ đến từ 4 khối lớp. Các em được thưởng thức nhiều món ăn do chính đầu bếp và cô giáo trong trường nấu.

tet-thong-nhat-2.jpeg
Gần 1.000 em học sinh ở Trường Tiểu học thị trấn Thanh Miện tổ chức xếp chữ chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

"Chúng tôi rất vui khi nhà trường tổ chức các hoạt động ý nghĩa giúp con trẻ có thể hoà mình vào thời khắc thiêng liêng của đất nước. Thông qua các hoạt động này, các em hiểu rõ hơn về sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, sự anh dũng hy sinh của thế hệ đi trước. Từ đó vun đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho các em", phụ huynh Vũ Thị Hoài Thu cho biết.

Vào dịp 30/4 hằng năm, Trưởng Tiểu học thị trấn Thanh Miện đều tổ chức các hoạt động hướng về ngày thống nhất đất nước. Năm nay tròn nửa thế kỷ sau giải phóng, hoạt động được tổ chức với quy mô lớn hơn. Cả sân trường được nhuộm đỏ bởi các bộ đồng phục của học sinh in cờ Tổ quốc. Gần 1.000 học sinh ở 5 khối lớp xếp hàng ngay ngắn, chỉnh tề, chăm chú lắng nghe về ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đặc biệt, trên nền ca khúc "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng", các em học sinh còn lần lượt xếp thành dòng chữ "30 - 4" và "Tôi yêu Việt Nam".

"Hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã trở thành món ăn tinh thần của học sinh vào mỗi dịp 30/4 hằng năm. Thông qua hoạt động, chúng tôi mong muốn các em có thêm nghị lực để vươn lên trong học tập, làm chủ tương lai. Đây là dịp để giáo dục tinh thần yêu nước cho các em học sinh", cô giáo Vũ Thị Hoài Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Thanh Miện nói.

Hướng về cội nguồn

Dịp 30/4 hằng năm, nhiều người vẫn xem là Tết thống nhất của dân tộc. Vào những ngày này, nhiều gia đình thường tổ chức những bữa cơm đoàn viên. Trong không khí đầm ấm, mọi người cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống và chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm, gắn kết tình thân.

Anh Nguyễn Văn Trực (30 tuổi) ở huyện Ninh Giang cho biết ông nội anh hy sinh ở chiến trường Nam Trung Bộ, đến nay chưa tìm được mộ. Hằng năm, ngoài ngày giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, gia đình anh còn làm cơm vào đúng dịp 30/4 để tri ân, tưởng nhớ thế hệ đi trước. Bữa cơm không chỉ là nơi gia đình sum họp mà còn nhắc nhở mỗi thành viên về giá trị của hoà bình.

tet-thong-nhat-1.jpeg
Anh Phạm Đức Phúc (ngoài cùng bên phải) vượt hàng hàng cây số để trở vê quê hương trong ngày đại lễ của dân tộc

"Những năm qua, gia đình tôi luôn cố gắng gìn giữ những nét đẹp truyền thống để con cháu noi theo. Vào ngày này, chúng tôi thường ra nghĩa trang để thắp hương cho các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Buổi trưa, các thành viên trong gia đình sẽ cùng làm cơm cúng gia tiên và mừng ngày thống nhất đất nước", anh Trực chia sẻ.

Tết thống nhất là cơ hội để mọi người tạm gác lại những bộn bề của cuộc sống, trở về với gia đình. Cuối tháng 4, anh Phạm Đức Phúc ở xã Kỳ Sơn (Tứ Kỳ) vượt hàng nghìn cây số từ Nhật Bản trở về quê hương đúng dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam. Trong ngày trọng đại của dân tộc, anh cùng gia đình tổ chức bữa cơm gặp mặt sau bao ngày xa cách.

Theo anh Phúc, quê hương luôn là chỗ dựa tinh thần để anh có thêm nghị lực phấn đấu làm ăn. Chuyến trở về nhà lần này càng thêm ý nghĩa khi vào đúng dịp đại lễ của đất nước. Anh Phúc cùng gia đình cùng nhau xem Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước qua màn ảnh nhỏ và cùng ăn bữa cơm đoàn viên trong niềm tự hào dân tộc.

ĐQ

Nguồn: https://baohaiduong.vn/an-tet-thong-nhat-410584.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Pháo hoa rợp trời chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
50 năm đất nước thống nhất: Khăn rằn - biểu tượng bất diệt của người Nam bộ
Khoảnh khắc các phi đội trực thăng cất cánh
TPHCM rộn ràng chuẩn bị cho "ngày hội thống nhất non sông"

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm