Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo

Không chỉ là nơi người Tiều (Triều Châu) thờ Quan Công, Hội quán Nghĩa An (678 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, TP.HCM) còn là một "bảo tàng" kiến trúc nghệ thuật giao thoa văn hóa Việt - Hoa độc đáo và là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên04/05/2025

Hội quán Nghĩa An (còn gọi là Chùa Ông) do người Triều Châu di cư đến đây lập nên từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Mặt bằng bố trí theo kiểu "chữ khẩu" (囗) thường thấy trong các miếu người Hoa ở Nam bộ. Tiền điện, trung điện và chính điện nối nhau như ba nhịp cảm xúc từ phàm đến thiêng. Mái cong nhẹ, phân cấp rõ ràng (phần mái ở giữa cao hơn hai bên). Mái có tượng sành, phù điêu gốm, hoa văn đắp nổi. Đỉnh mái là "lưỡng long tranh châu" (*). "Gác" cổng chính là cặp "lân hàm châu" (lân ngậm ngọc) bằng đá.

 - Ảnh 1.

Tranh của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Nhiều chi tiết trang trí trên công trình được Việt hóa. Đó là những phù điêu gốm về thôn quê Nam bộ: mái nhà rơm, cánh đồng, bụi tre, giàn bầu, mục đồng cưỡi trâu… Tượng Quan Công cũng mang dáng dấp Việt: gương mặt hiền hòa, trầm tĩnh hơn, áo giáp thêu cách điệu… Chính điện lấy sáng tán xạ qua giếng trời (thiên tỉnh) giữa sân, kết hợp với khói nhang khiến không gian trở nên kín đáo, thâm trầm, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc như trong đình làng Việt. (Các miếu ở miền Đông Nam Trung Quốc thường sáng hơn, màu sắc sặc sỡ hơn, gây cảm giác choáng ngợp).

 - Ảnh 2.

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

Tiền điện có tượng Mã Đầu tướng quân và chiến mã Xích Thố cao hơn 2 m. Có hai nghi thức xả xui độc đáo tại đây là chui bụng ngựa và rung chuông. Theo đó, người muốn xả xui đi một vòng theo chiều kim đồng hồ, chui qua (từ một đến ba lần) rồi đứng lại cúi đầu vái. Sau đó, họ rung nhẹ chiếc chuông nhỏ (treo trên cổ ngựa, hoặc trên dây). Người Hoa tin rằng chui qua bụng ngựa Xích Thố (biểu tượng của vượt hiểm nguy) để xả bỏ điều xấu. Rung chuông để cầu cho điều tốt lành đến (khánh vừa có nghĩa là chuông, vừa có nghĩa là điều tốt lành, may mắn).

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 1.

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 2.

Tượng lân - ký họa của KTS Đặng Phan Lạc Việt

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 3.

Ký ức nhạt nhòa - tranh của KTS Phùng Thế Huy

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 4.

Cặp lân ngậm ngọc nơi lối vào - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 5.

Một góc chùa Ông - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 6.

Lối vào chính - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 7.

Mái có nhiều tượng sành, phù điêu gốm, hoa văn đắp nổi - ký họa của KTS Linh Hoàng

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 8.

Cửa tròn đậm nét Trung Hoa - ký họa của KTS Linh Hoàng

Chùa Ông - nơi có nghi thức chui bụng ngựa độc đáo - Ảnh 9.

Ký họa của KTS Linh Hoàng

(*): Hai con rồng (lưỡng long) giành (tranh) viên ngọc (châu), biểu tượng cho sự cạnh tranh để đạt đến sự hoàn mỹ, giá trị cao quý nhất.

Nguồn: https://thanhnien.vn/chua-ong-noi-co-nghi-thuc-chui-bung-ngua-doc-dao-185250503202615941.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tạp chí danh tiếng tiết lộ những điểm đến đẹp nhất Việt Nam
Rừng Tà Kóu tôi đi
Phi công kể lại giây phút 'bay qua biển cờ đỏ ngày 30-4, tim rung lên vì Tổ quốc'
Tp. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày thống nhất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm