Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Con đánh, xúc phạm bạn, phụ huynh vẫn nghĩ "con tôi ở nhà ngoan lắm"

(NLĐO) - Không chỉ là những học sinh bị bắt nạt mà cả những học sinh bắt nạt người khác cũng cần được quan tâm và tư vấn tâm lý

Người Lao ĐộngNgười Lao Động14/04/2025

"Có phụ huynh nói rằng, con tôi ở nhà ngoan lắm, tài khoản Facebook của cháu cũng rất lành mạnh, chỉ toàn là học hành rồi du lịch cùng gia đình. Nhưng hiện nay nhiều học sinh có từ 2 tài khoản trở lên trên Facebook. Các em đã sử dụng tài khoản ảo để xúc phạm, mạt sát, chỉ trích người khác trên mạng xã hội..."

Đó là chia sẻ của chuyên viên Đào Lê Tâm An – Nghiên cứu sinh ngành Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP HCM, tại chương trình "Phòng tránh bạo lực học đường - Xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiết" do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Trường THCS Nguyễn Du (quận 1- TP HCM); Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam tổ chức.

Con đánh, xúc phạm bạn, phụ huynh vẫn nghĩ "con tôi ở nhà ngoan lắm"- Ảnh 1.

Những tình huống thực tế được nêu ra tại chương trình

Tại buổi giao lưu, rất nhiều học sinh đã giơ tay xác nhận mình sử dụng cùng lúc nhiều mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram,…và có từ 2 tài khoản trở lên trên 1 mạng xã hội.

Chuyên viên Đào Lê Tâm An phân tích: "6 hình thức bắt nạt trực tuyến hiện nay là: Mạo danh, theo dõi, đe dọa, phát tán và lừa đảo, phỉ báng, tẩy chay. Việc bắt nạt trực tuyến khác với bạo lực học đường truyền thống ở chỗ: mình không biết người bắt nạt mình là ai. Đôi khi chỉ là một vấn đề bình thường trong cuộc sống, các em lao vào tranh luận với nhau. Sau đó là mạt sát, hạ bệ, chửi nhau. Cãi nhau cũng không phân biệt được thắng bại, các em hẹn gặp nhau trực tiếp bên ngoài và đánh nhau".

Chuyên viên Đào Lê Tâm An đưa ra lời khuyên đối với học sinh: "Đối với những tin nhắn xúc phạm mình, hãy ấn đè lên nó và báo cáo đó là tin nhắn quấy rối, gây thù oán. Nếu tin nhắn cứ đến một cách dồn dập từ nhiều người khác nhau thì các em cần nói cho phụ huynh biết đồng thời tắt màn hình, không đọc nữa. Nếu các em tiếp tục đọc những tin nhắn ấy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc của mình".

Bạo lực học đường từ những hội, nhóm trên mạngBạo lực học đường từ những hội, nhóm trên mạng

Những hội, nhóm của học sinh (HS) xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là gần đây khi có chế độ tương tác ẩn danh, nhiều em trong số đó đã không tiếc lời chế giễu, bắt nạt bạn học.

Ông Nguyễn Khắc Cường, Phó Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, cho biết nhà trường là nơi học sinh phát huy phẩm chất, năng lực của mình, là nơi học sinh đến trường với tâm thế thoải mái, vui vẻ, tự tin, yêu thầy mến bạn. Tuy nhiên, rất có thể ở một góc nào đó có 1 học sinh nơm nớp với nỗi lo sợ, bất an khi trước đó nhận được tin nhắn hàm ý gây gổ. Có những em âm thầm chịu đựng nỗi lo sợ kéo dài một mình, không thể chia sẻ được với ai.

Thấu hiểu thực trạng đó, Báo Tuổi Trẻ đã phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam biên soạn bộ sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường". Bộ sách bao gồm 2 cuốn: Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường dành cho học sinh trung học và Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường dành cho học sinh tiểu học.

"Đây là nỗ lực của Báo Tuổi Trẻ cùng đội ngũ chuyên gia trong việc chung tay xây dựng môi trường học an toàn, thân thiết. Nạn nhân hay thủ phạm đều là những học sinh cần được giáo dục nhân cách, cần được yêu thương. Không chỉ là những học sinh bị bắt nạt mà cả những học sinh bắt nạt người khác cũng cần được quan tâm và tư vấn tâm lý"- ông Cường cho biết.

Nguồn: https://nld.com.vn/con-danh-xuc-pham-ban-phu-huynh-van-nghi-con-toi-o-nha-ngoan-lam-196250414182506568.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam
Chủ tịch Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm