Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nắng nóng - hiểm họa thầm lặng với người bệnh tiểu đường

Mùa nắng nóng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bệnh tiểu đường.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ04/05/2025

Nắng nóng - hiểm họa thầm lặng với người bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Thời tiết nắng nóng không chỉ làm tăng nguy cơ mất nước mà còn khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó lường hơn với người bệnh tiểu đường - Ảnh: Freepik

Cả tăng lẫn tụt đường huyết đều có thể xảy ra với người bị tiểu đường (đái tháo đường), thậm chí khó nhận biết do triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với ảnh hưởng của thời tiết.

Đường huyết thay đổi thế nào khi nhiệt độ cao?

Tăng đường huyết

Vận động mức độ trung bình đến cao kết hợp với thời tiết nóng khiến người bệnh đái tháo đường đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước, khiến lượng đường tăng cao trong máu.

Bệnh nhân đái tháo đường cả type 1 và type 2 đều cảm thấy nóng hơn những người bình thường vì biến chứng của bệnh như tổn thương mạch máu và thần kinh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến mồ hôi, khiến cơ thể không thể làm mát hiệu quả.

Tụt đường huyết

Thời tiết nóng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết đối với những người dùng thuốc hạ đường huyết như insulin. Do quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng trong thời tiết nóng và quá trình hấp thụ insulin cũng tăng lên dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết.

Ngoài ra hạ đường huyết cũng khó phát hiện hơn trong thời tiết nóng. Do đó cần chú ý những những triệu chứng hạ đường huyết, chẳng hạn như đổ mồ hôi và mệt mỏi do nhiệt độ cao cũng có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết.

Mất nước

Người bệnh đái tháo đường thường mất nước nhanh hơn những người khác. Nếu người bệnh không uống đủ nước sẽ làm tăng đường huyết, từ đó khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn, gây mất nước nhiều hơn.

Bí quyết giữ mức đường huyết ổn định trong mùa nóng

Cần bảo vệ mình khi thời tiết nắng nóng bằng áo khoác, nón, kem chống nắng. Đối với người bệnh đái tháo đường, càng phải thận trọng hơn.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên: đặc biệt là trước, trong và sau khi vận động hoặc trước khi dùng insulin.

Uống đủ nước: uống đủ nước trong thời tiết nóng giúp tránh mất nước và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Chú ý triệu chứng hạ đường huyết: nếu người bệnh vã mồ hôi và mệt mỏi, cần kiểm tra đường huyết ngay. Luôn đem kẹo hoặc nước ngọt phòng khi có triệu chứng hạ đường huyết.

Bảo quản thuốc, insulin, dụng cụ thử đường huyết ở nơi mát: nhiệt độ nóng sẽ làm sai lệch kết quả của máy thử đường huyết và que thử, ngoài ra cũng làm tăng tác dụng của insulin và các thuốc hạ đường huyết. Do đó cần thử đường huyết và bảo quản thuốc, insulin, và những dụng cụ thử ở nơi mát mẻ và tránh xa ánh nắng mặt trời.

Chăm sóc đôi chân: người bệnh đái tháo đường thường giảm hoặc mất cảm giác ở chân. Do đó không nên đi chân trần trên mặt đất nóng và luôn thoa kem chống nắng cho cơ thể.

Khi người bệnh có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, chuột rút cơ, đau bụng và da nhợt nhạt, có thể đây là triệu chứng của đường huyết cao hoặc cũng có thể do sốc nhiệt. Do đó cần kiểm tra đường huyết ngay và điều trị ngay nếu có sốc nhiệt.

BS CKI Trần Thị Kim Thanh hiện là Trưởng khoa Nội Tim mạch IV - Khoa Tim mạch chuyển hóa - Bệnh viện Tim Tâm Đức. Với nhiều năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực tim mạch và nội tiết, bác sĩ Thanh đặc biệt chuyên sâu trong siêu âm tim và phục hồi chức năng tim mạch.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề
Trở lại chủ đề
BS CKI TRẦN THỊ KIM THANH

Nguồn: https://tuoitre.vn/nang-nong-hiem-hoa-tham-lang-voi-nguoi-benh-tieu-duong-20250503093814864.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tạp chí danh tiếng tiết lộ những điểm đến đẹp nhất Việt Nam
Rừng Tà Kóu tôi đi
Phi công kể lại giây phút 'bay qua biển cờ đỏ ngày 30-4, tim rung lên vì Tổ quốc'
Tp. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày thống nhất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm