Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nhân rộng các đề tài khoa học vào sản xuất

Việt NamViệt Nam17/04/2025


 

Anh Nguyễn Tuấn An (bên trái) giới thiệu với địa phương về mô hình ca cao trồng xen trong vườn dừa được Sở KHCN hỗ trợ đầu tư.

 

PGS.TS Lâm Thái Hùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Trà Vinh cho biết: qua thực hiện các đề tài/dự án KHCN trong nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất như bảo tồn, lưu giữ nguồn gen; chọn, tạo giống… đã góp phần tích cực trong ứng dụng thực tiễn để sản xuất, canh tác. Từ đó, giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ cải tạo, nâng tầm vóc đàn vật nuôi; năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi chống chịu tốt với sâu, dịch bệnh và biến đổi khí hậu…

Qua triển khai các đề tài ứng dụng công nghệ sinh học vào nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh; giai đoạn 2022 - 2024 đã tổ chức thực hiện 04 đề tài, dự án liên quan đến bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và 11 đề tài về nghiên cứu chọn, tạo giống.

Điển hình như trong chăn nuôi, đã thực hiện chọn lọc, lai tạo các giống gia súc đã cải tạo và nâng cao 95% tầm vóc đàn bò vàng địa phương từ các giống bò Sind, Zebu, Brahman, Charolais, Red Sindhi (bê lai sinh ra có giá trị tăng thêm khoảng 50% so với bê địa phương). Các giống bò lai giữa bò Wagyu với bò cái F1 gồm 03 tổ hợp bò lai: (đực black Wagyu x cái lai Brahman), (đực black Wagyu x cái lai Charolais); (đực black Wagyu x cái lai BBB) có chất lượng thịt cao; giống bò lai với tổ hợp lai F1 (BBB x Lai Zebu) có tỷ lệ mở giắt cao (tỷ lệ mỡ giắt là 2,49ab ± 0,16) để thực hiện chuyển giao quy trình nuôi dưỡng cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú nhằm nâng cao chất lượng thịt hướng đến xây dựng thương hiệu bò Trà Vinh. Chọn tạo nhóm dê lai giữa đực Boer và cái Bách Thảo cho năng suất sinh trưởng và chất lượng thịt cao tại tỉnh Trà Vinh nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu thịt dê cho tỉnh Trà Vinh…

Anh Phan Văn Bảo, ấp Công Thiện Hùng, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh chia sẻ: năm 2023, gia đình được dự án của KHCN cấp cơ sở triển khai “xây dựng mô hình nuôi dê lai F1 (Boer x Bách thảo) cho các hộ ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh” hỗ trợ 02 con dê cái; sau hơn 01 năm nuôi đã được thêm 03 dê con. Từ mô hình trên, hiện gia đình đã phát triển đàn dê trên 40 con… Với giá dê hơi hiện nay, mang lại thu nhập khá cao cho người nuôi và ổn định hơn so với nuôi bò.

Trước đây, nông dân phải tự tìm nguồn cây giống (cây ăn trái, lúa giống) ở các tỉnh lân cận như Bến Tre, Tiền Giang, An Giang và giống thủy sản, gia cầm, gia súc từ các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận… Đặc biệt, là trong tuyển chọn, phục tráng, lai tạo, nhân nhanh các giống cây trồng như nuôi cấy phôi để tạo nguồn cây giống dừa sáp; phục tráng giống đậu phộng vồ. Chọn 02 giống đậu phộng LDH09 (năng suất 6,5 - 7,9 tấn/ha) và LDH12 (năng suất 7,7 - 8,2 tấn/ha) để chuyển giao quy trình canh tác cho người sản xuất tại các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải…

Đối với các dự án KHCN cấp cở sở đầu tư, triển khai nhân rộng trong nông dân đã đem lại hiệu quả cao và tạo tiền đề trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất và ứng dụng mô hình canh tác hiệu quả vào chuyển đổi. Như mô hình xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây nưa để chuyển giao cho các hộ trồng nưa ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú; mô hình trồng ca cao xen vườn dừa ở xã Song Lộc, huyện Châu Thành.

Anh Hứa Minh Hùng, chủ cơ sở sản xuất bột nưa ấp Vàm, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú cho biết: năm 2022, mô hình trồng nưa của Sở KHCN được triển khai ở xã An Quảng Hữu; qua đó, tạo điều kiện cho các hộ trồng nưa trong tổ hợp tác tiếp cận được giống nưa có năng suất cao và không bị thoái hóa do sử dụng giống lâu năm thời gian qua. Hiện nay, năng suất giống nưa đạt khoảng 30 tấn/ha, tăng hơn 0,8 - 01 tấn/ha so với trước đây; người trồng thu nhập 200 -250 triệu đồng/ha và thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch hơn 06 tháng.

Anh Nguyễn Tuấn An, ấp Lò Ngò, xã Song Lộc, huyện Châu Thành phấn khởi cho biết: dự án đã hỗ trợ cho gia đình khoảng 170 cây ca cao trồng xen trong 0,7ha dừa. Hiện nay, ca cao được gần 02 năm tuổi và đang cho trái chiếng, bình quân mỗi cây khoảng 04 - 05kg/đợt thu hoạch, sau đợt trái này sẽ chính thức vào vụ và năng suất khoảng 30kg/cây/vụ. Thời gian thu hoạch ca cao, trung bình 01 tuần hái trái 01 đợt; với giá bao tiêu theo hợp đồng là 5.500 đồng/kg và hiện nay, doanh nghiệp tăng giá thu mua trái ca cao lên 13.000 đồng/kg. Bản thân thấy dự án hỗ trợ trồng ca cao rất hiệu quả và chi phí thấp, giá trái ca cao rất tốt cho nhà vườn.

Đồng chí Diệp Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Song Lộc cho biết: dự án hỗ trợ trồng ca cao được Sở KHCN và huyện đầu tư cho địa phương được 10ha/20 hộ. Trong đó, dự án hỗ trợ 50% cây giống (tương đương 12.500 đồng) và phân bón; hiện nay cây ca cao phát triển rất tốt và thích nghi với vùng đất ở Song Lộc. Vào thời điểm 2010 - 2012, các hộ ở đây có trồng ca cao nhưng do điều kiện vận chuyển tiêu thụ ở Bến Tre gặp khó và giá bấp bênh, nên cây ca cao không được người dân duy trì; với điều kiện giao thương thuận lợi và xã có nhà máy Ca cao Mekong nên việc thu mua, tiêu thụ ca cao trái trong nông dân rất tốt và giá cũng khá cao; khả năng phát triển cây ca cao của nông dân trồng xen vườn dừa là rất lớn (xã có gần 800ha vườn dừa).

Bài, ảnh: HỮU HUỆ



Nguồn: https://www.baotravinh.vn/kinh-te/nhan-rong-cac-de-tai-khoa-hoc-vao-san-xuat-45042.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm