Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ứng dụng khoa học, tạo đòn bẩy sản xuất bền vững

Thời gian qua, các hoạt động thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất đã tạo ra động lực mới thúc đẩy phát triển sản xuất ở tỉnh Cao Bằng. Thông qua các chương trình, dự án chuyển giao ứng dụng khoa học-công nghệ vào đời sống, sản xuất đã xây dựng được nền tảng vững chắc, tạo bước đột phá, giúp sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến ở địa phương tăng trưởng, phát triển bền vững.

Báo Nhân dânBáo Nhân dân02/05/2025

ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN

Theo lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng, thời gian qua, việc triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” tại địa phương đã tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Những kết quả đạt được cho thấy, đề án nêu trên không những nâng cao nhận thức về vai trò thiết yếu của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân mà còn thúc đẩy ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống cộng đồng.

Hợp tác xã nông sản Tân Việt Á, ở xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình đi vào hoạt động từ năm 2017. Đến nay, hợp tác xã hoàn thiện quy trình sản xuất miến dong, sở hữu và phát triển thương hiệu miến dong Tân Việt Á. Sau một thời gian hoạt động, sản xuất, sản phẩm được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao vào đầu năm 2025.

Ông Trần Đức Hiếu, Giám đốc Hợp tác xã nông sản Tân Việt Á cho biết: Việc đổi mới,

xuất của hợp tác xã đã bước đầu thu hoạch thành công. Hiện, quy trình sản xuất miến dong từ sơ chế củ dong riềng để thu tinh bột, lọc bột, ép và cán sợi miến đều sử dụng máy móc hiện đại, giúp nâng cao năng suất chế biến và chất lượng sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, những tấn miến dong đầu tiên của Hợp tác xã đã được xuất khẩu thành công sang thị trường Mỹ.

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu chất lượng, Hợp tác xã liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu rộng 25 ha ở hai xã Phan Thanh và Yên Lạc, huyện Nguyên Bình, đồng thời bao tiêu sản phẩm củ dong riềng, ổn định thu nhập cho nông dân, tạo việc làm cho sáu lao động thường xuyên và 12 lao động thời vụ.

Huyện Bảo Lạc là địa phương có nhiều tiềm năng về trồng cây dược liệu. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hatodo khai thác nguồn nguyên liệu tại địa phương phát triển các sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao gồm: hà thủ ô đỏ, khoai sâm, linh chi và gạo nếp hương đặc sản. Năm 2018, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng, Công ty Hatodo thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học, công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”.

Ông Ninh Văn Tuyến, Giám đốc Công ty cho biết, hiện nay, diện tích vùng trồng hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc đạt gần 30 ha, trong đó diện tích vùng trồng tập trung của công ty là 20 ha tại bảy xã, thị trấn Bảo Lạc, người dân trồng không tập trung tại các xã khác trong huyện hơn 9 ha. Ngoài ra, công ty mở rộng vùng trồng thử nghiệm hà thủ ô đỏ thêm tại hai tỉnh: Hà Giang và Lạng Sơn. Mỗi năm, ngoài việc tiêu thụ hơn 100 tấn củ hà thủ ô tươi ra thị trường, công ty cũng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại của Nhật Bản, với hệ thống chiết xuất đa năng và cô đặc tuần hoàn chân không, công suất 100 kg cao hà thủ ô/mẻ.

GỠ “NÚT THẮT” ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng ghi nhận quy mô nền kinh tế đạt hơn 25.204 tỷ đồng, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 5.249 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 21% quy mô nền kinh tế. Mức tăng trưởng của lĩnh vực này đạt 3,25%, phản ánh sự phát triển tích cực nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai như: sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động, phân bón vi sinh và giống cây trồng năng suất cao... Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ở Cao Bằng có nhiều bước chuyển mình nhờ ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất. Các cơ sở sản xuất miến dong, chè, dược liệu và thạch đen đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu chế biến và bảo quản, không chỉ gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm mà còn giúp sản phẩm địa phương đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Mặc dù tỉnh Cao Bằng đạt được những bước tiến trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, song địa phương vẫn đang đối mặt nhiều thách thức. Những khó khăn này bao gồm thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, hạn chế về nguồn vốn đầu tư và khả năng tiếp cận công nghệ mới của một số doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Đặc biệt, kinh phí dành cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ các doanh nghiệp trong tỉnh còn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động đầu tư nâng cao trình độ và năng lực công nghệ; tỷ lệ nhân lực khoa học-công nghệ trong các doanh nghiệp vẫn còn thấp... Những yếu tố này ảnh hưởng quá trình phát triển sâu rộng các hoạt động khoa học và công nghệ.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng, Nông Thanh Huyền cho biết: Để khắc phục khó khăn và tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ vào đời sống và sản xuất, sở sẽ tăng cường tham mưu, phối hợp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, tiếp nhận tiến bộ, phát triển khoa học, công nghệ phục vụ các mục tiêu, phát triển bền vững của tỉnh.

Trong đó, doanh nghiệp, người dân được xác định là trung tâm trong việc tăng cường giới thiệu các công nghệ mới, tiến tới ứng dụng và chuyển giao, đưa vào thực tiễn. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, định hướng và kết nối doanh nghiệp với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức khoa học công nghệ. Đồng thời địa phương sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong chọn tạo, nhân giống, áp dụng quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm sản, nhất là các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Việc phục tráng, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi đặc sản có giá trị của địa phương để đưa vào sản xuất đại trà sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển của địa phương.

Nguồn: https://nhandan.vn/ung-dung-khoa-hoc-tao-don-bay-san-xuat-ben-vung-post876927.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Phi công kể lại giây phút 'bay qua biển cờ đỏ ngày 30-4, tim rung lên vì Tổ quốc'
Tp. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày thống nhất
Trời đất giao hoà, vui cùng non sông
Pháo hoa rợp trời chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm