Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Việt NamViệt Nam19/04/2025



Trường Cao đẳng Bắc Kạn tổ chức tọa đàm thanh niên với giáo dục nghề nghiệp 

Tỉnh đã quan tâm thực hiện rà soát, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, tăng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm 1 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp, 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện và 6 doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quan tâm xây dựng mới, điều chỉnh chương trình đào tạo xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đào tạo của người lao động.

Chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao. Giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 32.599 người, trong đó hệ cao đẳng có 87 người; hệ trung cấp 2.254 người; hệ sơ cấp 6.385 người; đào tạo nghề dưới 3 tháng 23.873 người.

Trong đào tạo nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm kết nối với doanh nghiệp, thị trường lao động; đào tạo nghề gắn kết với giải quyết việc làm. Thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực giữa các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã giúp giáo viên và học sinh được tiếp cận, trực tiếp tham gia sản xuất tại các doanh nghiệp, qua đó được rèn luyện, bổ sung nâng cao kỹ năng nghề; đồng thời tăng cơ hội có việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi hoàn thành khóa học. Theo thống kê, sau học nghề, có khoảng 70% người lao động có việc làm hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng với năng suất và chất lượng cao hơn.

Năm 2025, mục tiêu của tỉnh là tuyển sinh đào tạo nghề cho 6.000 người, trong đó, Trường Cao đẳng Bắc Kạn đào tạo 340 người (trình độ cao đẳng 60 người, trình độ trung cấp 280 người); Sở Giáo dục và Đào tạo đào tạo 5.660 người (riêng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 3.000 người). Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh năm 2025 đạt 50% trở lên.

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ công tác giáo dục nghề nghiệp từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, dự án khác.


Sinh viên Khoa Thú y Trường Cao đẳng nghề Bắc Kạn kết hợp học và thực hành
 tại Hợp tác xã nông nghiệp sạch Tân Sơn (Chợ Mới)

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng với các doanh nghiệp; phối hợp với các doanh nghiệp tuyển sinh, đào tạo và tuyển dụng lao động sau đào tạo; chú trọng liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lớn có uy tín ngoài tỉnh để đào tạo lao động có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn và hội nhập quốc tế.

Cùng với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổ chức đào tạo thường xuyên, đào tạo lại cho người lao động, nhất là đào tạo các kỹ năng làm việc, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp trong tình hình mới. Đồng thời tăng cường các hoạt động đào tạo nghề nghiệp cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các nhóm đối tượng yếu thế khác trong xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội…

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về lao động có tay nghề; tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại; xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ hoạt động dạy và học ngoại ngữ; đẩy mạnh triển khai tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thực hiện gắn kết cung - cầu lao động với giáo dục nghề nghiệp. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Thường xuyên tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các phiên giao dịch việc làm trực tuyến để làm quen với thị trường lao động, sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp; đa dạng các hình thức tư vấn, mở rộng các hình thức "sàn giao dịch việc làm", "Hội chợ việc làm"... nhằm hỗ trợ người học tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.../.



Nguồn: https://backan.gov.vn/Pages/tiep-tuc-doi-moi-nang-cao-chat-luong-giao-duc-nghe-nghiep-9983.aspx

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào
Cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay giữa trời Nam rực nắng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm